Đường cong hoán đổi (tiếng Anh: Swap Curve) là đường cong biểu diễn mối quan hệ giữa các tỉ lệ hoán đổi với các kì hạn hợp đồng hoán đổi khác nhau.
Đường cong hoán đổi (tiếng Anh: Swap Curve) là đường cong biểu diễn mối quan hệ giữa các tỉ lệ hoán đổi với các kì hạn hợp đồng hoán đổi khác nhau.
Đường cong hoán đổi trong tiếng Anh là Swap Curve. Đường cong hoán đổi là đường cong biểu diễn mối quan hệ giữa các tỷ lệ hoán đổi với các kì hạn hợp đồng hoán đổi khác nhau. Đường cong hoán đổi là đường cong lợi suất tương đương của hợp đồng hoán đổi.
Đường cong lợi suất và đường cong hoán đổi có hình dạng tương tự nhau, tuy nhiên, vẫn có sự khác biệt giữa cả hai.
Sự khác biệt này được gọi là chênh lệch hoán đổi, mức chênh lệch này có thể là tích cực hoặc tiêu cực.
Ví dụ: nếu một hợp đồng hoán đổi 10 năm có tỷ lệ 4% và tỷ lệ của tín phiếu kho bạc 10 năm là 3,5%, chênh lệch hoán đổi sẽ là 50 điểm cơ bản.
Chênh lệch hoán đổi trên một hợp đồng cho thấy mức độ rủi ro liên quan, mức độ rủi ro liên quan sẽ tăng lên khi mức chênh lệch tăng lên.
=> Xem thêm: Năm 2021 nên mua cổ phiếu nào tiềm năng năng để đầu tư dài hạn?
Khi các cá nhân và doanh nghiệp vay tiền từ một tổ chức cho vay, chẳng hạn như ngân hàng, họ phải thực hiện thanh toán lãi cho số tiền đã vay. Lãi suất áp dụng cho một khoản vay có thể là lãi suất cố định hoặc thả nổi.
Đôi khi, chủ thể với khoản vay có lãi suất cố định có thể muốn chuyển sang một khoản vay với lãi suất thả nổi và ngược lại, một công ty có khoản vay lãi suất thả nổi có thể muốn đổi sang khoản vay lãi suất cố định.
Trong cả hai trường hợp trên, các công ty có thể tham gia vào một thỏa thuận hợp đồng được gọi là hợp đồng hoán đổi lãi suất.
Hợp đồng hoán đổi lãi suất là một công cụ tài chính phái sinh cho phép hoán đổi hoặc trao đổi các tỷ lệ lãi suất trên cùng một khoản vay. Một bên trong hợp đồng sẽ trả tỷ lệ lãi suất cố định và bên kia sẽ trả lãi suất thả nổi dựa trên các điểm chuẩn.
Tại thời điểm ban đầu của hợp đồng, giao dịch hoán đổi thường được định giá sao cho giá trị ban đầu bằng không và dòng tiền ròng bằng không.
Mỗi ngày, thông tin về tỷ lệ hoán đổi với các kì hạn khác nhau sẽ được các ngân hàng thu thập và biểu diễn trên biểu đồ, tạo thành một đường được gọi là đường cong hoán đổi.
Do giá trị thời gian của tiền và các kì vọng thay đổi tỷ lệ tham chiếu, các hợp đồng hoán đổi với kì hạn khác nhau sẽ có tỷ lệ hoán đổi khác nhau.
=> Xem thêm: Di chuyển vốn (Capital Movements) là gì? Bản chất của hình thức di chuyển vốn
Được sử dụng tương tự như đường cong lợi suất trái phiếu, đường cong hoán đổi giúp xác định các đặc điểm khác nhau của tỷ lệ hoán đổi trên các khoảng thời gian khác nhau.
Tỷ lệ hoán đổi được biểu diễn trên trục y và thời gian đáo hạn hợp đồng được biểu diễn trên trục x.
Một đường cong hoán đổi sẽ có các mức giá khác nhau cho các kì hạn khác nhau của tỷ lệ lãi suất chuẩn (ví dụ LIBOR 1 tháng, LIBOR 3 tháng, LIBOR 6 tháng, v.v.). Nói cách khác, đường cong hoán đổi cho nhà đầu tư thấy lợi nhuận có thể đạt được cho một giao dịch hoán đổi trong các thời gian đáo hạn khác nhau.
Thời hạn đáo hạn hợp đồng hoán đổi lãi suất càng xa thì độ nhạy của nó đối với thay đổi lãi suất càng lớn. Do tỷ lệ hoán đổi dài hạn cao hơn tỷ lệ hoán đổi ngắn hạn, đường cong hoán đổi thường dốc lên.
Đường cong hoán đổi được sử dụng trong tài chính như một chuẩn mực để thiết lập tỷ lệ quĩ, định giá các sản phẩm tài chính có thu nhập cố định như trái phiếu doanh nghiệp và chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp (MBS).
Các công cụ phái sinh OTC (như hợp đồng hoán đổi không phải là hợp đồng hoán đổi Plain Vanilla và hợp đồng tương lai ngoại hối) được định giá dựa trên đường cong hoán đổi.
Ngoài ra, đường cong hoán đổi cũng được sử dụng để đánh giá nhận thức chung của thị trường về các điều kiện của thị trường thu nhập cố định.
=> Xem thêm: Khoản phải thu (AR) là gì? Các khoản phải thu ngắn hạn