Tại phiên chiều nay (tính theo giờ giao dịch châu Á), đồng yên Nhật giao dịch ở mức 130,21/USD, ghi nhận lần đầu tiên đồng nội tệ của Nhật Bản mất giá mạnh như vậy so với đồng bạc xanh của Mỹ kể từ tháng 4/2002.
Tại phiên chiều nay (tính theo giờ giao dịch châu Á), đồng yên Nhật giao dịch ở mức 130,21/USD, ghi nhận lần đầu tiên đồng nội tệ của Nhật Bản mất giá mạnh như vậy so với đồng bạc xanh của Mỹ kể từ tháng 4/2002.
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) đã tiếp đà cho sự trượt giá mạnh của đồng Yên khi tỷ giá yen/USD vượt ngưỡng mốc 130 lần đầu kể từ năm 2002. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, tiền tệ không thực sự là trọng tâm chính của Ngân hàng Trung ương.
Cụ thể, đồng yên Nhật tăng trên 130 so với đồng USD vào phiên hôm qua sau khi BoJ nhắc lại lập trường chính sách tiền tệ siêu lỏng của mình, trái ngược hoàn toàn quan điểm của các Ngân hàng Trung ương khác trên thế giới.
Đồng yên trong nhiều tuần đã suy yếu mạnh so với đồng bạc xanh của Mỹ do chính sách tiền tệ giữa Mỹ và Nhật Bản có sự khác biệt rõ rệt.
Trước đó, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản tuyên bố sẽ mua số lượng trái phiếu không giới hạn với mục đích chặn đà tăng của lãi suất.
Ngược lại, lãnh đạo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ khẳng định quyết tâm của mình trong việc chống lạm phát.
Xem thêm: IMF cảnh báo thị trường tiếp tục bán tháo khi các Ngân hàng Trung ương điều chỉnh chính sách
Kazuo Momma - nhà kinh tế điều hành tại Mizuho Research & Technologies cho biết, chênh lệch giữa lãi suất của Nhật Bản và Mỹ sẽ vẫn ở mức lớn ngay cả khi BoJ quyết định điều chỉnh một chút lãi suất.
Hơn nữa, bất kỳ động thái nào trong việc kiểm soát đường cong lợi suất của BoJ đều có thể phản tác dụng và gây ra những suy đoán liên quan tới các động thái tiếp theo của cơ quan này.
Kiểm soát đường cong lợi suất là một chính sách của BoJ nhằm kích thích nền kinh tế của đất nước thông qua việc giữ cho lợi suất trái phiếu Chính phủ Nhật Bản kỳ hạn 10 năm ở mức khoảng 0%.
Ngoài ra, Takatoshi Ito - cựu Thứ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản cho biết: “Tỷ giá hối đoái không nằm trong quyền hạn của Ngân hàng Nhật Bản. Những lo ngại về sự suy yếu của đồng Yên nên được Bộ Tài chính Nhật Bản giải quyết”.
Đồng tình với quan điểm trên của Ito, Masakazu Hosomi của RMB Capital cho hay, lập trường chính sách hiện tại của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản là phù hợp với trọng tâm là chống giảm phát.
Xem thêm: Singapore, Hàn Quốc dẫn đầu “cuộc chiến” chống lạm phát trong nhóm NHTW khu vực châu Á