Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc đã bất ngờ tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm vào ngày hôm nay. Bên cạnh đó, Singapore cho biết, việc chính sách tiền tệ được thắt chặt sẽ gây ảnh hưởng lên đồng tiền của họ thay vì lãi suất.
Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc đã bất ngờ tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm vào ngày hôm nay. Bên cạnh đó, Singapore cho biết, việc chính sách tiền tệ được thắt chặt sẽ gây ảnh hưởng lên đồng tiền của họ thay vì lãi suất.
Hôm nay (ngày 14/4), hai quốc gia Singapore và Hàn Quốc bắt đầu thắt chặt chính sách tiền tệ khi các nhà hoạch định chính sách toàn cầu nhanh chóng thực hiện nhiều biện pháp để ngăn chặn lạm phát tăng cao, làm “trật bánh” phục hồi kinh tế thế giới vốn đã “mong manh”.
Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc đã bất ngờ tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm vào ngày hôm nay. Bên cạnh đó, Singapore cho biết, việc chính sách tiền tệ được thắt chặt sẽ gây ảnh hưởng lên đồng tiền của họ thay vì lãi suất.
Ngoài ra, cả New Zealand và Canada đều nâng mức lãi suất lên 0,5 điểm phần trăm, mức tăng lớn nhất trong hai thập kỷ qua. Mức tăng của New Zealand lớn hơn những gì so với các nhà kinh tế dự kiến, trong khi Canada cảnh báo sẽ cần nhiều đợt tăng lãi suất hơn.
Hầu hết các nhà kinh tế đều đưa ra dự đoán rằng, lạm phát sẽ giảm trong thời gian Thống đốc mới được bổ nhiệm. Tuy nhiên, với một nền kinh tế lớn thứ 4 châu Á, sự chờ đợi không phải là phương án hoàn hảo để kiềm chế lạm phát.
Toru Nishihama, nhà kinh tế trưởng tại Viện nghiên cứu Dai-ichi Life ở Tokyo cho biết: “Chúng ta sẽ chứng kiến nhiều Ngân hàng Trung ương tại châu Á có thể thúc đẩy tiến trình tăng lãi suất nhanh hơn nữa do không còn lựa nào khác ngoài việc thắt chặt chính sách tiền tệ để kiềm chế tình hình lạm phát”.
Nguyên do được cho khiến Ngân hàng Trung ương tại châu Á hiện mới tiến hành thắt chặt chính sách tiền tệ là bởi tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế tại khu vực này chậm hơn so với Mỹ và châu Âu. Do đó, các Ngân hàng Trung ương lớn như ở Úc, Ấn Độ và Đông Nam Á hầu như chỉ coi áp lực lạm phát là nhất thời và tập trung nhiều hơn vào việc thúc đẩy sự phục hồi của kinh tế.
Xem thêm: Thị trường chứng khoán thế giới ngập trong sắc xanh
Các nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương phần lớn bị tụt hậu so với Mỹ và châu Âu mở cửa trở lại sau đại dịch, điều này có nghĩa là các ngân hàng trung ương ở Úc, Ấn Độ và Đông Nam Á cho đến nay hầu như chỉ coi áp lực lạm phát là nhất thời, tập trung nhiều hơn vào việc thúc đẩy sự phục hồi của họ.
Vishnu Varathan, người đứng đầu bộ phận kinh tế và chiến lược tại Ngân hàng Mizuho cho biết Singapore, Hàn Quốc, New Zealand và Canada đang đi theo một xu hướng “tiến nhanh rồi tăng chậm”, có nghĩa rằng các ngân hàng sẽ bất ngờ tăng lãi suất lên 50 điểm cơ bản và sau đó sẽ nâng lãi suất ở mức nhẹ.
Động thái trên gần như trái ngược hoàn toàn so với Cục Dự trữ Liên bang Mỹ và Ngân hàng Trung ương châu Âu.
Hơn nữa, việc thắt chặt chính sách tiền tệ là một thách thức đối với các quốc gia mới chỉ bắt đầu phục hồi được phần nào sau những tổn thất đáng kể từ đại dịch Covid-19.
Cụ thể, một số Ngân hàng Trung ương tại châu Á cảm thấy áp lực khi phải thắt chặt chính sách trong thời kỳ khủng hoảng. Hay như Ngân hàng Trung ương Ấn Độ cũng đã giữ lãi suất ở mức thấp kỷ lục, nhưng hiện ngân hàng này cũng đang dần từ bỏ chính sách tiền tệ nới lỏng.
Xem thêm: Thống đốc Fed Christopher Waller: Khả năng có nhiều đợt tăng lãi suất 50 điểm cơ bản