Theo Trưởng bộ phận ngoại hối chiến lược toàn cầu Sam Zief của JPMorgan Private Bank, việc ECB thực hiện lãi suất âm và các chính sách kích thích kinh tế đang khiến đồng Euro nhìn có vẻ rẻ hơn so với hiện tại nhưng chúng sẽ tăng giá trở lại.
Theo Trưởng bộ phận ngoại hối chiến lược toàn cầu Sam Zief của JPMorgan Private Bank, việc ECB thực hiện lãi suất âm và các chính sách kích thích kinh tế đang khiến đồng Euro nhìn có vẻ rẻ hơn so với hiện tại nhưng chúng sẽ tăng giá trở lại.
Tính đến sáng thứ Năm (ngày 19/5), đồng Euro dao động quanh mức 1,05/USD, giảm khoảng 1,22 USD so với tháng 6/2021; đồng thời, cho thấy đà đi xuống đồng đều trong vòng 1 năm qua.
Theo nhận định của các chuyên gia, đồng USD mạnh hơn là do lạm phát leo thang, xung đột Nga - Ukraine, gián đoạn chuỗi cung ứng do Trung Quốc phong tỏa nhiều thành phố, tốc độ tăng trưởng sụt giảm, chính sách tiền tệ thắt chặt và nhu cầu tìm kiếm tài sản trú ẩn an toàn là các đồng tiền mạnh của nhà đầu tư.
Bên cạnh đó, nhiều nhà chuyên gia cho rằng, việc Fed tăng lãi suất lên 0,5 điểm phần trăm cũng khiến khoảng cách giá giữa đồng Euro và USD được thu hẹp. Đáng chú ý, Chủ tịch Fed Jerome Powell hôm 17/5 tuyên bố sẽ không chần chừ trong việc nâng lãi suất cho đến khi lạm phát quay trở về mức mục tiêu 2%.
Xem thêm: Chủ tịch Fed: Fed sẽ không ngần ngại trong việc tăng lãi suất
Ở một diễn biến khác, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) chưa có động thái tăng lãi suất dù tình trạng lạm phát ở nhiều nước thành viên đang leo thang. Thế nhưng, ECB đã phát đi tín hiệu chấm dứt chương trình mua lại trái phiếu cũng như các gói kích thích kinh tế chống lạm phát.
Nhà hoạch định chính sách Francois Villeroy de Galhau của ECB đã khẳng định, đồng Euro suy yếu đang ảnh hưởng đến sự ổn định kinh tế - xã hội do đồng USD cao khiến hàng hóa nhập khẩu đắt hơn, nhất là trong bối cảnh châu Âu cần nhập nhiều năng lượng.
Bên cạnh đó, Trưởng bộ phận ngoại hối chiến lược toàn cầu Sam Zief của JPMorgan Private Bank nhận định đồng Euro có thể xuống ngang bằng với đồng USD nhưng khả năng này không cao, chỉ diễn ra ở kịch bản dự đoán tồi tệ nhất.
Theo ông Zief, việc ECB thực hiện lãi suất âm và các chính sách kích thích kinh tế đang khiến đồng Euro nhìn có vẻ rẻ hơn so với hiện tại nhưng chúng sẽ tăng giá trở lại.
Ngoài ra, động thái tăng lãi suất liên tục của Fed trong 2 năm qua đang khiến đồng USD ngày một lên giá. Tuy nhiên, khi lạm phát được kiềm chế và nền kinh tế giảm tốc, Mỹ sẽ phải hạ lãi suất trở lại để kích thích tăng trưởng.
Đồng tình với quan điểm trên, Trưởng bộ phận ngoại hối chiến lược Stephen Gallo của BMO Capital Market cho hay, để đồng Euro ngang bằng với đồng USD, ECB sẽ phải giữ nguyên chính sách tiền tệ đến hết mùa hè năm nay, một điều khó xảy ra trong bối cảnh lạm phát tăng cao và khủng hoảng năng lượng.
Ngoài ra, theo số liệu của Ngân hàng Deutsche Bank, chỉ số giá đồng USD so với một rổ các đồng tiền tệ khác đã tăng 8% tính từ đầu năm cho đến nay.
Theo Deutsche Bank, đồng USD hiện là "đồng tiền đắt nhất thế giới" nhưng tỷ giá EUR/USD cuối cùng sẽ trở về 1,1 thay vì ngang bằng như nhiều dự đoán.
Xem thêm: Đồng ruble của Nga tăng cao kỷ lục so với USD và euro trong 2 năm qua