Trong năm 2021, các công ty trên toàn cầu đã huy động số tiền kỷ lục 12.100 tỷ USD thông qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu, vay nợ mới trong bối cảnh cách gói kích thích của ngân hàng trung ương các nước cũng như sự phục hồi nhanh chóng sau đại dịch thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường vốn toàn cầu.
Chỉ còn vài ngày nữa là kết thúc năm 2021, lượng tiền mặt của doanh nghiệp toàn cầu đã tăng gần 17% so với năm 2020 vốn đã là một năm kỷ lục, và tăng gần 25% so với mức năm 2019, thời điểm trước khi đại dịch bùng phát, theo tính toán của Financial Times dựa trên dữ liệu của Refinitiv.
Tốc độ huy động vốn thần tốc cho thấy môi trường tài chính thuận lợi tại nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là Mỹ - nơi các doanh nghiệp huy động được hơn 5.000 tỷ USD trong năm qua.
“2021 thực sự là một năm bom tấn. Chúng tôi cho rằng xu hướng này sẽ tiếp tục kéo dài sang năm sau. Một số người có thể cho rằng tốc độ huy động vốn điên cuồng này sẽ suy giảm nhưng nó sẽ vẫn diễn ra rất mạnh mẽ”, Chris Blum, người phụ trách mảng đòn bẩy tài chính và bảo hiểm tài chính tại BNP Paribas, cho biết.
Năm qua, một số thương vụ lớn động được số tiền khổng lồ có thể kể đến như đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của hãng xe điện Rivian của Mỹ (huy động gần 12 tỷ USD), công ty thương mại điện tử Coupang của Hàn Quốc (4,6 tỷ USD) hay hãng gọi xe công nghệ Didi Global của Trung Quốc (4,4 tỷ USD)…
Bên cạnh đó, hàng chục khoản vay trị giá nhiều tỷ USD cũng được ký kết trong năm 2021, bao gồm khoản vay để thực hiện thương vụ sáp nhập WarnerMedia (AT&T) và Discovery trị giá 43 tỷ USD.
Theo giới phân tích, các chương trình mua trái phiếu ồ ạt mà các ngân hàng trung ương, bao gồm Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) tung ra trong đại dịch đã giúp đẩy chi phí vay nợ xuống mức thấp kỷ lục. Cùng với lượng tiền mặt khổng lồ trong hệ thống tài chính, môi trường tài chính năm qua được đánh giá là “cực kỳ thuận lợi” để các doanh nghiệp tiếp cận các nhà đầu tư cũng như các bên cho vay.
Xu hướng phát hành trái phiếu tín nhiệm cao (high-grade bond) chậm lại ở châu Âu và Mỹ xảy ra đồng thời với sự bùng nổ của trái phiếu rác (junk bond). Theo đó, tổng giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp năm 2021 giảm khoảng gần 3% xuống còn 5.500 tỷ USD.
Giá trị phát hành trái phiếu rác năm qua tăng 17% so với năm trước lên gần 650 tỷ USD. Trong khi đó, giá trị khoản vay có đòn bẩy (khoản vay cho các đối tượng đã có số nợ lớn) tăng gấp đôi lên 614 tỷ USD, theo dữ liệu của Refinitiv và S&P Global.
Năm 2021, tổng giá trị các đợt phát hành cổ phiếu trên toàn cầu đã xổ đổ kỷ lục của năm 2021 nhờ số lượng các đợt IPO tăng mạnh ở hầu hết thị trường lớn. Tổng giá trị các đợt phát hành trái phiếu năm qua đạt 1.440 tỷ USD, tăng 24% so với năm 2020.
Riêng tại Mỹ, lượng vốn huy động được qua các IPO đã tăng gần gấp đôi năm ngoái với thương vụ của những công ty như hãng chip GlobalFoundries, ứng dụng hẹn hò Bumble, ngân hàng Brazil Nubank, hãng gọi xe Trung Quốc Didi…
“Chúng ta không chỉ phá kỷ lục mà còn vượt xa kỷ lục, dù vẫn chưa kết thúc năm”, Jim Cooney, giám đốc phụ trách thị trường vốn cổ phần tại châu Mỹ của Bank of America, nhận xét.
Tuy nhiên, dù có giá trị huy động vốn lớn và tăng trưởng vững chắc trên thị trường chứng khoán, nhiều công ty mới niêm yết lại có hoạt động kém bất thường sau khi lên sàn. Chỉ số Renaissance IPO - theo dõi hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết gần đây tại Mỹ - đã giảm 8% trong năm nay xuống mức thấp nhất so với S&P 500 kể từ khi chỉ số này bắt đầu hoạt động vào năm 2009.
Một điểm đáng chú ý trong năm 2021 là lần đầu tiên trong lịch sử, các công ty mua lại với mục đích đặc biệt (SPAC) huy động được nhiều vốn hơn so với các IPO truyền thống. Năm qua, các SPAC huy động được tổng cộng 152 tỷ USD.
"Thị trường SPAC đang tăng trưởng ngoạn mục. Hiện có rất nhiều công ty đang tìm kiếm cơ hội lên sàn thông qua mua bán và sáp nhập", Brad Miller, đồng giám đốc phụ trách thị trường vốn cổ phần Châu Mỹ tại UBS, cho biết.
Nhân viên Didi hiện tại hoặc những người đã nghỉ việc sẽ không được phép bán cổ phiếu DIDI.N ít nhất cho đến khi công ty chính thức niêm yết tại sàn Hong Kong.
Năm 2021, sự bùng phát mạnh của làn sóng Covid-19 lần thứ tư cùng với các đợt phong tỏa nghiêm ngặt, giãn cách kéo dài (đặc biệt là quý III/2021) đã tác động tiêu cực đến gia tăng số lượng doanh nghiệp.
Trong số 7 công ty vốn hóa cao nhất thế giới, có tới 5 công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ gồm Apple, Microsoft, Alphabet, Amazon và Meta (công ty mẹ Facebook). Hai vị trí còn lại thuộc về Saudi Aramco - hãng dầu khí quốc gia của Saudi Arabia và hãng xe điện Mỹ Tesla.
Theo luật sư, về nguyên tắc khi định tội danh, cần áp dụng khách thể cao nhất để xử lý người phạm tội. Trong vụ việc cháu bé 8 tuổi bị bạo hành tử vong thì cần thiết phải áp dụng khách thể cao nhất bị xâm phạm là tính mạng, sức khỏe của cháu bé...
Fitch Ratings ước tính, khoảng 1/3 trong tổng số 40 công ty bất động sản Trung Quốc có thể bị âm dòng tiền, trong khi doanh số bán nhà giảm đến 30% trong năm 2022.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần Bia rượu nước giải khát VIGER (mã chứng khoán: Viger) do báo cáo không đúng thời hạn theo quy định pháp luật.
CTCP Dịch vụ Phân phối Tổng hợp Dầu khí - Petrosetco (HNX: PSD) mới đây đã phát đi thông báo về ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức đợt 1 năm 2022.
Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, HOSE: SAB) đã lên kế hoạch nâng sở hữu CTCP Tập đoàn Bao bì Sài Gòn và CTCP Tập đoàn Bia Sài Gòn Bình Tân thành công ty con sau khi ghi nhận lãi gần 5.500 tỷ đồng.