Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho biết, đã có báo cáo và đề xuất UBND TP. Hà Nội đề xuất cho nhân viên giao hàng (shipper) được hoạt động từ 9h - 20h hàng ngày.
Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho biết, đã có báo cáo và đề xuất UBND TP. Hà Nội đề xuất cho nhân viên giao hàng (shipper) được hoạt động từ 9h - 20h hàng ngày.
Văn bản đề nghị này này nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu vận chuyến của người dân, đảm bảo công tác phòng chống dịch Covid-19, các hoạt động vận chuyển, giao nhận hàng hóa, bưu phẩm, bưu chính bằng xe mô tô, xe 2 bánh của nhân viên giao hàng được được đề xuất hoạt động từ 09h - 20h hàng ngày.
Sở Giao thông Vận tải Hà Nội (GTVT) cũng đề nghị UBND TP. Hà Nội chỉ đạo các Sở Công Thương, Sở TTTT và Sở NN-PTNT yêu cầu nhân viên giao hàng khi vận chuyên, giao nhận hàng hóa, bưu phẩm, bưu chính phải có Giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR hoặc Test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 còn thời hạn theo quy định của ngành y tế (72 giờ).
Cùng với đó, Sở đề xuất UBND TP chỉ đạo Sở Y tế nghiên cứu xây dựng hướng dẫn tự tổ chức xét nghiệm làm cơ sở để các đơn vị triển khai, thực hiện.
Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nhất là lĩnh vực vận chuyển hàng hóa khó kiểm soát, trước đó, Sở GTVT Hà Nội cũng đang tăng cường phối hợp với nhiều cơ quan, đơn vị chức năng kiểm soát chặt hoạt động vận tải và giao hàng.
Trước đó, từ ngày 24/7, để tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh, TP. Hà Nội đã dừng tất cả các hoạt động của shipper. TP khi đó yêu cầu các đơn vị cung cấp ứng dụng gọi xe gồm Grab, Be, Gojek, My Go, FastGo thực hiện việc dừng hoạt động cung cấp ứng dụng gọi xe đối với hoạt động vận tải vận chuyển hành khách, hàng hoá bằng xe mô tô.
Tuy nhiên, trước nhu cầu giao nhận hàng hoá trong dịch quá lớn, đến cuối tháng 7, số liệu từ Bộ Công Thương cho thấy TP. Hà Nội đã cấp phép gần 15.000 shipper quay trở lại hoạt động giao nhận hàng hoá.
"Sở Công Thương Hà Nội cũng đề xuất ngành y tế sớm ưu tiên tiêm vắc xin cho lực lượng shipper", bà Trần Thị Phương Lan, quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội khi ấy chia sẻ.
Về phía Bộ Công Thương, lãnh đạo Bộ nói rằng ủng hộ phương án các địa phương cho phép hệ thống logistics của các sàn thương mại điện tử tiếp tục được hoạt động bình thường trong địa bàn của mình.
Tuy nhiên, điều kiện hoạt động là các sàn thương mại điện tử, công ty giao nhận phải đăng ký danh sách nhân viên hoạt động với Sở GTVT. Nhân viên được đăng ký phải có hợp đồng lao động. Sở GTVT sẽ cấp thẻ hoạt động, hoặc tin nhắn xác nhận hoạt động... tùy theo từng địa phương.
Hà Nội có 6 chùm ca bệnh phức tạp là các chùm ca bệnh (số liệu ngày 3/9/2021) tại phường Thanh Xuân Trung (quận Thanh Xuân) có 412 ca mắc; phường Văn Miếu có 113 ca mắc, Văn Chương (Đống Đa) có 89 ca mắc; phường Giáp Bát (quận Hoàng Mai) có 46 ca mắc; xã Tân Lập (huyện Đan Phượng) có 17 ca mắc; chợ Ngọc Hà (quận Ba Đình) có 16 ca mắc.
Sau 3 đợt giãn cách và đặc biệt sau các đợt xét nghiệm diện rộng vừa qua, TP nhận thấy dịch tập trung ở các quận nội thành và có sự lây lan mạnh, trong khi các quận huyện khác đã giảm nguy cơ.
Do đó, để không phải kéo dài thời gian giãn cách xã hội, giảm áp lực an sinh, sản xuất và áp lực lên hệ thống chính quyền các cấp, Hà Nội đã quyết định các mức độ giãn cách cụ thể theo phân vùng phù hợp với mức độ nguy cơ của dịch và đặc điểm địa lý - dân cư - sinh hoạt - sản xuất. Thời gian thực hiện bắt đầu từ 6h ngày 6/9 đến 6h ngày 21/9.
Hiện Sở GTVT Hà Nội đã cấp phép cho khoảng 7.000 xe mô tô, xe 2 bánh hoạt động shipper. Trong số này, danh sách gửi từ Sở Thông tin và Truyền thông là hơn 12.600 xe, Sở Công Thương là 699 xe.