Chủ doanh nghiệp muốn đăng ký công ty có vốn điều lệ 500.000 tỷ đồng cần những thủ tục gì? Nếu không góp đủ vốn điều lệ như đã đăng ký sẽ bị xử phạt thế nào?
Chủ doanh nghiệp muốn đăng ký công ty có vốn điều lệ 500.000 tỷ đồng cần những thủ tục gì? Nếu không góp đủ vốn điều lệ như đã đăng ký sẽ bị xử phạt thế nào?
Trước tiên ta hiểu vốn điều lệ là gì? Nhiều người hiểu vốn điều lệ chỉ là vốn ban đầu khi công ty đăng ký thành lập. Đây là một cách hiểu sai lầm. Vốn điều lệ là vốn của công ty từ thời điểm đăng ký thành lập và xuyên xuốt thời gian công ty hoạt động.
Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.
Vốn điều lệ tại thời điểm đăng ký thành lập công ty là mức vốn mà thành viên công ty cam kết góp được ghi nhận trong điều lệ của công ty.
Thành lập công ty TNHH, thành lập công ty cổ phần hay bất cứ loại hình doanh nghiệp nào cũng có thể thực hiện theo 2 cách: nộp hồ sơ trực tiếp và qua mạng.
Hồ sơ đăng ký thành lập công ty bao gồm: Điều lệ công ty; Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp; Danh sách cổ đông sáng lập (đối với công ty cổ phần); Danh sách thành viên (đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên); Giấy ủy quyền (nếu người nộp hồ sơ không phải đại diện pháp luật); Bản sao công chứng CMND/CCCD/hộ chiếu của các thành viên, đại diện pháp luật và người được ủy quyền nộp hồ sơ (không quá 06 tháng).
=> Xem thêm: Công ty vốn điều lệ 500.000 tỷ: Cần cẩn trọng với những doanh nghiệp đăng ký vốn 'khủng'
Tuy hồ sơ thành lập doanh nghiệp có thể nộp qua mạng tại Cổng thông tin quốc gia và nộp trực tiếp tại Sở KH&ĐT, nhưng hầu hết các tỉnh, thành lớn như Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương… chỉ áp dụng hình thức nộp hồ sơ qua mạng. Do vậy, để tránh mất thời gian, bạn nên xác nhận hình thức nộp hồ sơ với cơ quan đăng ký kinh doanh tỉnh, thành nơi doanh nghiệp thành lập trước khi thực hiện.
5 bước thực hiện đăng ký doanh nghiệp qua mạng
Bước 1: Tạo tài khoản và đăng nhập tại Cổng thông tin quốc gia;
Bước 2: Tạo hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp;
Bước 3: Nhập thông tin vào hệ thống đăng ký kinh doanh;
Bước 4: Scan và tải tài liệu đính kèm;
Bước 5: Ký xác thực và nộp hồ sơ.
Lưu ý:
Nếu nộp hồ sơ bằng tài khoản đăng ký kinh doanh, người ký xác thực hồ sơ phải được cấp tài khoản đăng ký kinh doanh. Nếu nộp hồ sơ bằng chữ ký số (token), người ký xác thực hồ sơ phải được gán chữ ký số vào tài khoản.
Trong vòng 3 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ gửi thông báo phản hồi qua email đăng ký thủ tục thành lập doanh nghiệp.
Nếu hồ sơ hợp lệ, bạn chỉ cần in giấy biên nhận (không cần nộp bộ hồ sơ gốc) và nhận kết quả trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở KH&ĐT.
Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, bạn sẽ phải chỉnh sửa, bổ sung theo thông báo phản hồi của Sở KH&ĐT và tiến hành nộp lại theo 5 bước như trên.
Lưu ý:
Tùy vào từng ngành nghề kinh doanh mà Hà Nội và TP. HCM sẽ có quy định xử lý hồ sơ khác nhau. Do vậy, hồ sơ hợp lệ tại Hà Nội có thể sẽ không hợp lệ tại TP. HCM và ngược lại.
Để có thể đăng ký thành lập doanh nghiệp, bạn cần đảm bảo thực hiện đúng các vấn đề sau:
Hiện nay, có 5 loại hình doanh nghiệp phổ biến tại Việt Nam: Công ty cổ phần, công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên, doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh.
Đặt tên doanh nghiệp:
Tên công ty có thể bằng tiếng Việt hoặc tiếng nước ngoài, nhưng không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của công ty khác đã đăng ký trước đó trong phạm vi toàn quốc. Tuy doanh nghiệp không nhất thiết phải đặt tên theo ngành nghề, nhưng để không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh cũng như định hình thương hiệu sau này, doanh nghiệp nên chọn lựa tên phù hợp với ngành nghề đăng ký. Bạn có thể tham khảo cách đặt tên doanh nghiệp hay và đúng tại đây.
Ví dụ: Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Công nghệ Tự động Toàn Cầu (Auto Investment Group)
Theo Nghị định 01/2021, quyết định của Phòng Đăng ký kinh doanh về tên doanh nghiệp là quyết định cuối cùng.
Một địa chỉ có thể đăng ký nhiều công ty.
Ví dụ: Có thể có 100 công ty lấy địa chỉ trong giấy phép là: tầng 46, tòa nhà Bitexco Financial Tower (số 2 đường Hải Triều, phường Bến Nghé, quận 1, TPHCM).
Địa chỉ công ty nếu là chung cư/căn hộ thì phải có giấy tờ chứng minh chung cư/căn hộ đó có phần diện tích dùng làm khu văn phòng, phải có hợp đồng thuê văn phòng bạn ký trực tiếp với chủ đầu tư… rất phức tạp và mất thời gian.
Để thực hiện hồ sơ đăng ký thành lập, bạn cần xác định mã ngành kinh doanh cũng như các ngành nghề mà doanh nghiệp có thể hoạt động trong tương lai (tránh việc phải làm thủ tục bổ sung ngành nghề sau này, vừa mất thời gian, chi phí lại ảnh hưởng tiến độ kinh doanh).
Bạn có thể tham khảo chi tiết danh mục ngành nghề kinh tế Việt Nam hoặc tra cứu mã ngành dự định kinh doanh tại đây.
Dù không có quy định về số vốn điều lệ tối thiểu và doanh nghiệp cũng không cần chứng minh vốn điều lệ dưới bất cứ hình thức nào, nhưng vốn điều lệ là cơ sở để doanh nghiệp xác định lệ phí môn bài và cam kết nghĩa vụ trách nhiệm tài chính với đối tác, khách hàng… Do vậy, vốn điều lệ càng cao càng chứng minh năng lực tài chính của doanh nghiệp và tạo lòng tin với đối tác, khách hàng.
Theo khoản 1 Điều 113 Luật Doanh nghiệp 2020: Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn.
Trường hợp cổ đông góp vốn bằng tài sản thì thời gian vận chuyển nhập khẩu, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản đó không tính vào thời hạn góp vốn này. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm giám sát, đôn đốc cổ đông thanh toán đủ và đúng hạn các cổ phần đã đăng ký mua.
Nếu doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh bình thường không yêu cầu mức vốn pháp định, thì theo luật không quy định mức vốn tối thiểu để thành lập công ty.
Tùy vào ngành nghề kinh doanh mà vốn pháp định sẽ được yêu cầu cụ thể.
=> Xem thêm: Chuyện lạ: Doanh nhân 8X lập công ty vốn điều lệ 500.000 tỷ, gấp đôi tài sản tỷ phú Phạm Nhật Vượng
Là người điều hành, quản lý trực tiếp mọi hoạt động kinh doanh, đại diện cho doanh nghiệp ký kết giấy tờ, thủ tục với cơ quan nhà nước, cá nhân hay tổ chức khác.
Chức danh của người đại diện theo pháp luật là Giám đốc/Tổng Giám đốc/Chủ tịch Hội đồng thành viên/Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Không góp đủ vốn điều lệ như đã đăng ký ban đầu mà không thông báo điều chỉnh với cơ quan đăng ký kinh doanh là hành vi trái luật và có thể bị xử lý vi phạm hành chính. Vậy mức xử phạt đối với hành vi này cụ thể như thế nào?
Đối với Công ty TNHH MTV: Theo Khoản 2 Điều 74 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định chủ sở hữu phải góp đúng phần vốn như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận ĐKDN.
Công ty TNHH hai thành viên trở lên: Theo Khoản 2 Điều 48 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định thành viên công ty phải góp đúng phần vốn như đã đăng ký trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận ĐKDN.
Thời hạn phải điều chỉnh giảm vốn điều lệ với cơ quan quản lý Nhà nước: Hết thời hạn sau đây, kể từ hạn chót góp vốn mà doanh nghiệp vẫn không góp đủ số vốn theo đăng ký ban đầu thì phải tiến hành điều chỉnh với Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi đặt trụ sở cho đúng với thực tế: 30 ngày đối với công ty TNHH MTV và công ty cổ phần; 60 ngày đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên.
Xử phạt vi phạm hành chính do không góp đủ vốn:
Nếu đăng ký công ty vốn điều lệ 500.000 tỷ đồng mà không góp đủ vốn điều lệ như đã đăng ký, theo Khoản 3 Điều 28 Nghị định 50/2016/NĐ-CP quy định hành vi không đăng ký thay đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh khi không góp đủ số vốn điều lệ như đã đăng ký thì sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 - 20.000.000 đồng.
Ngoài ra, tổ chức vi phạm còn bị buộc phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp, cổ phần của các thành viên, cổ đông bằng số vốn đã góp.
Thủ tục thay đổi nội dung đăng ký chứng nhận đăng ký doanh nghiệp