Đại biểu Quốc hội là gì? Ý nghĩa của ngày bầu cử đại biểu Quốc hội Khóa XV

Chủ nhật, 23/05/2021 | 15:19 Theo dõi CFĐT trên
Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân Việt Nam
Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân Việt Nam

Đại biểu Quốc hội là gì?

Đại biểu Quốc hội là người được cử tri cả nước tín nhiệm bầu làm đại biểu của nhân dân tại Quốc hội thông qua cuộc tổng tuyển cử. Là người đứng ra đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân Việt Nam, không chỉ đại diện cho quyền lợi của nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình mà còn đại diện cho nhân dân cả nước.

Tiêu chí trúng tuyển Đại biểu Quốc hội

Đại biểu Quốc hội phải đáp ứng những tiêu chuẩn đã được quy định tại Điều 22 của Luật Tổ chức Quốc hội, đồng thời đại biểu Hội đồng nhân dân phải đáp ứng các tiêu chuẩn được quy định Điều 7 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Đó là:

- Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và hệ thống Hiến pháp, phấn đấu thực hiện tốt công cuộc đổi mới vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

- Có một quốc tịch là quốc tịch người Việt Nam.

- Có phẩm chất đạo đức con người tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật. Có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống lại tham nhũng, lãng phí và những biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật liên quan khác.

- Có đủ trình độ văn hóa, chuyên môn, có đủ sức khoẻ, năng lực và kinh nghiệm công tác, đủ uy tín để thực hiện nhiệm vụ.

- Có mối liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe mọi ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân đồng lòng tín nhiệm.

- Có điều kiện tham gia mọi hoạt động của Quốc hội, Hội đồng nhân dân.

=> Xem thêm: Hà Nội: Các điểm bầu cử đã sẵn sàng cho ‘ngày hội toàn dân’

Vai trò của đại biểu quốc hội

Thông qua bầu cử, công dân sẽ trực tiếp bỏ phiếu bầu người đại diện cho nguyện vọng, ý chí và quyền làm chủ của mình
Thông qua bầu cử, công dân sẽ trực tiếp bỏ phiếu bầu người đại diện cho nguyện vọng, ý chí và quyền làm chủ của mình

- Đại biểu Quốc hội có quyền trình các dự án luật, pháp lệnh và kiến nghị về luật, pháp lệnh trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội theo trình tự và thủ tục mà pháp luật quy định.

- Đại biểu Quốc hội sẽ được tư vấn, hỗ trợ trong việc lập, hoàn thiện tốt hơn hồ sơ về dự án luật, kiến nghị về luật, pháp lệnh, pháp lệnh theo quy định của pháp luật.

- Có quyền tham gia ứng cử làm thành viên của Hội đồng dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc hội. Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác trong bộ máy Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc Tổng Kiểm toán nhà nước.

- Đại biểu có quyền kiến nghị Quốc hội làm và sửa đổi Hiến pháp, trưng cầu theo ý dân, thành lập Ủy ban lâm thời của Quốc hội, tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc đã phê chuẩn, tổ chức các phiên họp bất thường, phiên họp kín của Quốc hội để kiến nghị về những vấn đề khác có liên quan đến quyền và lợi ích của nhân dân mà đại biểu Quốc hội thấy cần thiết.

Khi phát hiện có hành vi cố ý vi phạm pháp luật, gây thiệt hại nhiều đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi cá nhân, tổ chức thì đại biểu Quốc hội có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước, tổ chức hữu quan thi hành những biện pháp cần thiết, để kịp thời nhanh chóng chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật.

Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn với vai trò là đại biểu Quốc hội, đại biểu có quyền đưa ra yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp đầy đủ mọi thông tin, tài liệu liên quan đến nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức hay cá nhân đó. Đại biểu Quốc hội có quyền tham dự các kỳ họp thường niên Hội đồng nhân dân các cấp nơi mình được bầu và đang sinh sống, có quyền tham gia ý kiến vào các vấn đề quản lý nhà nước, vấn đề liên quan đến đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, đồng thời là các vấn đề khác mà đại biểu quan tâm.

=> Xem thêm: Cụ bà 100 tuổi xúc động khi lần đầu tiên trong đời được đi bầu cử tại Thủ đô

Quy tắc bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp

Theo Hiến pháp quy định tại Điều 7 năm 2013 và Điều 1 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp được tiến hành theo các nguyên tắc sau đây:

- Nguyên tắc bầu cử phổ thông.

- Nguyên tắc bình đẳng.

- Nguyên tắc bầu cử trực tiếp.

- Nguyên tắc bỏ phiếu kín.

Quyền bầu cử là quyền chính trị cơ bản mỗi công dân được Hiến pháp và pháp luật quy định rõ nhằm bảo đảm cho mọi công dân có đầy đủ điều kiện để thực hiện việc lựa chọn người đại biểu tiêu biểu của mình vào cơ quan quyền lực nhà nước.

Quyền của công dân cũng không tách rời nghĩa vụ của công dân. Thông qua bầu cử, công dân sẽ trực tiếp bỏ phiếu bầu người đại diện cho nguyện vọng, ý chí và quyền làm chủ của mình, thay mặt mình thực hiện những mong muốn về quyền lực nhà nước, góp phần thiết lập bộ máy nhà nước hoàn thiện để tiến hành các hoạt động quản lý xã hội. Vì vậy, thực hiện bầu cử là trách nhiệm của mỗi công dân đối với đất nước mình.

=> Xem thêm: Nỗ lực kiểm soát lạm phát bình quân năm 2021 ở mức khoảng 4%

Ý nghĩa của bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp

Sáng 23/5, cử tri cả nước nô nức đi bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV
Sáng 23/5, cử tri cả nước nô nức đi bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV

Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp có ý nghĩa vô cùng trọng đại:

- Là ngày hội lớn của toàn dân thực hiện cuộc quyền và nghĩa vụ vận động chính trị, sinh hoạt dân chủ một cách sâu rộng, trực tiếp tự mình lựa chọn những đại biểu xứng đáng, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân tại cơ quan quyền lực nhà nước cấp cao và cơ quan quyền lực nhà nước tại địa phương.

 - Một sự kiện chính trị quan trọng trong đời sống xã hội của cả nước và cụ thể mỗi địa phương trong năm 2021, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020- 2025, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, đáp ứng tốt yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, vì một mục tiêu chủ chốt: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. 

- Sự kiện thể hiện bản chất dân chủ của chế độ xã hội chủ nghĩa nước ta, tính nhân dân sâu sắc của Nhà nước ta được thể hiện thông qua mối quan hệ chặt chẽ giữa Nhân dân với Nhà nước mà việc bầu cử đại biểu Quốc hội hay đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp trực tiếp đã biểu hiện.

=> Xem thêm: Độc quyền là gì? Nguyên nhân hình thành và những đặc điểm của thị trường độc quyền

Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân (ngày 23/5/2021)

Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 là một sự kiện chính trị quan trọng bậc nhất của đất nước, diễn ra sau thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước ta đã gặt hái được nhiều thành tựu quan trọng, kinh tế đất nước ngày càng phát triển hơn, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện nâng cao, vị thế của đất nước Việt Nam ngày càng được nâng lên trên đấu trường quốc tế. Vì thế, mọi cử tri hãy nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc lựa chọn một vị đại biểu chính trực và tham gia bầu cử vì một tương lai của chính mình.

Ngày bầu cử Đại biểu Quốc hội trong không khí hân hoan của Ngày hội non sông đất nước - toàn dân ta rộn ràng đi bỏ phiếu bầu cử, đúng 7 giờ sáng 23/5 tại khu vực bỏ phiếu 041, đơn vị bầu cử số 9 (thị trấn Củ Chi, huyện Củ Chi, thành TP. HCM), Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã cùng Phu nhân và các cử tri đã bỏ những lá phiếu bầu đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND nhiệm kỳ 2021-2026.

Kiểu Phương
Theo VnMedia.vn Copy
Việt Nam là quốc gia duy nhất được 3 tổ chức nâng triển vọng lên 'Tích cực'

Việt Nam là quốc gia duy nhất được 3 tổ chức nâng triển vọng lên 'Tích cực'

Ngày 21/5/2021, tổ chức xếp hạng tín nhiệm S&P Global Ratings (“S&P”) thông báo về việc giữ nguyên hệ số tín nhiệm quốc gia của Việt Nam, nâng triển vọng từ Ổn định lên Tích cực. Việt Nam là quốc gia duy nhất trên thế giới được cả ba tổ chức xếp hạng tín nhiệm (XHTN) gồm Moody’s, S&P và Fitch đồng loạt nâng triển vọng lên Tích cực kể từ khi đại dịch bùng phát.
Lạm phát là gì? Phân loại các mức độ lạm phát và ảnh hưởng tới kinh tế Việt Nam

Lạm phát là gì? Phân loại các mức độ lạm phát và ảnh hưởng tới kinh tế Việt Nam

Cùng Cafedautu.vn tìm hiểu khái niệm Lạm phát là gì? Nguyên nhân, đặc điểm, các mức độ lạm phát và ảnh hưởng của lạm phát đến nền kinh tế Việt Nam và thế giới.
Phát hiện xử lý cơ sở kinh doanh trên 1 tấn thịt gia cầm nhập lậu

Phát hiện xử lý cơ sở kinh doanh trên 1 tấn thịt gia cầm nhập lậu

Tại thời điểm kiểm tra đã phát hiện tại cơ sở này đang kinh doanh 1.080kg thịt gia cầm nhập lậu, động vật và sản phẩm động vật các loại nhập lậu, cụ thể gồm: 300 kg đùi gà có nguồn gốc của Mỹ, 200kg tim bò có nguồn gốc Ấn Độ...
Thế chấp là gì? Khái niệm liên quan và những quy định về thế chấp

Thế chấp là gì? Khái niệm liên quan và những quy định về thế chấp

Cùng Cafedautu.vn tìm hiểu thế chấp là gì? Những khái niệm liên quan về những quy định về thế chấp như: đối tượng, hình thức, tài sản dùng để thế chấp.
Giá thép tăng kỷ lục, báo hiệu giai đoạn bùng nổ của các hãng sản xuất thép

Giá thép tăng kỷ lục, báo hiệu giai đoạn bùng nổ của các hãng sản xuất thép

Kinh tế Mỹ hồi phục mạnh mẽ và chính sách thuế quan dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump đã đẩy giá thép tăng kỷ lục, giữa bối cảnh giá thép tại Trung Quốc và các nước khác cũng tăng mạnh. Giá thép tại Mỹ hiện cao hơn khoảng 600 USD/tấn so với các nơi khác nhưng vẫn tiêu thụ mạnh.
Chàng trai bỏ công việc với mức lương 6 chữ số để khởi nghiệp vì thấy ‘chưa đủ tiền tiêu’

Chàng trai bỏ công việc với mức lương 6 chữ số để khởi nghiệp vì thấy ‘chưa đủ tiền tiêu’

Thấy mức lương 6 chữ số sau khi ra trường vẫn chưa đủ thoả mãn chi tiêu, Jason Y.Lee (33 tuổi) đã quyết định bỏ việc để khởi nghiệp trở thành ông chủ.
Siêu tổ hợp nghỉ dưỡng 11.000 tỷ đồng lớn nhất Đà Nẵng chuẩn bị khởi động lại

Siêu tổ hợp nghỉ dưỡng 11.000 tỷ đồng lớn nhất Đà Nẵng chuẩn bị khởi động lại

Chủ đầu tư dự án Cocobay Đà Nẵng cho biết đang trong quá trình tái cơ cấu và chuẩn bị các nguồn lực để khởi động dự án vào quý II.
Thơ Nguyễn Văn Long: Sóng Sánh Đồi Hoa

Thơ Nguyễn Văn Long: Sóng Sánh Đồi Hoa

Nhà thơ Nguyễn Văn Long hiện là Phó Giám đốc thường trực Trung tâm Truyền thông, Trường đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội. Thơ anh thường cảm tác theo thể lục bát/thất ngôn tứ tuyệt, với âm điệu gần gũi, chất chứa sự hoài niệm về những tình cảm xưa cũ...
Thơ Nguyễn Văn Long: Thương Một Người

Thơ Nguyễn Văn Long: Thương Một Người

Nhà thơ Nguyễn Văn Long hiện là Phó Giám đốc thường trực Trung tâm Truyền thông, Trường đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội. Thơ anh thường cảm tác theo thể lục bát/thất ngôn tứ tuyệt, với âm điệu gần gũi, chất chứa sự hoài niệm về những tình cảm xưa cũ...
Thơ Nguyễn Văn Long: Trời Ước Định

Thơ Nguyễn Văn Long: Trời Ước Định

Nhà thơ Nguyễn Văn Long hiện là Phó Giám đốc thường trực Trung tâm Truyền thông, Trường đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội. Thơ anh thường cảm tác theo thể lục bát/thất ngôn tứ tuyệt, với âm điệu gần gũi, chất chứa sự hoài niệm về những tình cảm xưa cũ...
Cafe Khởi nghiệp