Cuộc khủng hoảng nhà ở của Hàn Quốc là lời cảnh báo tới nhiều quốc gia

Thứ ba, 14/02/2023 | 14:16 Theo dõi CFĐT trên
Cuộc khủng hoảng nhà ở của Hàn Quốc là lời cảnh báo tới nhiều quốc gia (Ảnh minh họa)
Cuộc khủng hoảng nhà ở của Hàn Quốc là lời cảnh báo tới nhiều quốc gia (Ảnh minh họa)

Kim Myung-soo, 33 tuổi, có nhà ở Jamsil, phía đông Seoul, cho biết: “Mua nhà vào năm 2021 có thể là một trong những điều hối tiếc lớn nhất trong cuộc đời tôi. Vợ tôi đang mang thai 33 tuần và tôi không biết làm thế nào để trả nợ thế chấp. Tôi cũng cố đợi giá tăng trước khi buộc phải bán căn nhà để trả nợ, nhưng có lẽ sẽ không thể đợi được nữa”.

Đáng chú ý, Kim không “đơn độc” trong cuộc khủng hoảng nhà ở tại thị trường Hàn Quốc. 

Tại các nước phát triển, thị trường bất động sản đều đang ở trong tình cảnh khó khăn nhưng hiếm có nơi nào tệ như ở Hàn Quốc. Chỉ trong tháng 12, giá nhà đã giảm 2%, đánh dấu tháng mạnh nhất kể từ năm 2003. Đặc biệt, giá những căn hộ tại Seoul đã giảm 24% so với thời kỳ đỉnh cao hồi tháng 10/2021.

Tuy nhiên, thị trường nhà ở Hàn Quốc lại được một số chuyên gia trong ngành coi là chỉ báo của các quốc gia khác.

Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK) bắt đầu tăng lãi suất vào tháng 8/2021, trước Cục Dự trữ Liên bang Mỹ bảy tháng và trước Ngân hàng Trung ương Châu Âu gần một năm. Hiện lãi suất ở Hàn Quốc rơi vào ngưỡng 3,5%, cao nhất trong 14 năm trở lại đây. 

Toàn bộ nền kinh tế Hàn Quốc đang cảm nhận rõ rệt các tác động từ lãi suất tăng. Quý IV/2022, tiêu dùng của khu vực tư nhân giảm 0,4%. Xuất khẩu tháng 1 giảm 17% so với cùng kỳ năm ngoái. Hoạt động xuất khẩu đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi hiện tượng số đơn đặt hàng chip bán dẫn lao dốc không phanh. 

Tất cả những yếu tố này sẽ kéo giá nhà đi xuống. Ngoài ra vẫn còn nhiều nguyên nhân khác.

Xem thêm: Nomura dự đoán giá nhà ở Anh sẽ giảm 15%

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Cụ thể, nợ của các hộ gia đình đã lên tới 206% thu nhập khả dụng trong năm 2021, cao hơn đáng kể so với mức 148% của Anh – vốn là nước rất chuộng các khoản vay thế chấp. 60% số nợ mua nhà của người Hàn Quốc có lãi suất thả nổi – điểm đối lập so với Mỹ, nơi hầu hết khoản vay có lãi suất cố định.

Kết quả là, tài chính của các hộ gia đình Hàn Quốc bất ổn hơn khi lãi suất tăng cao. Nhưng điều nguy hiểm là những người như Kim sẽ biến thành “người bán bị ép buộc”, tức buộc phải thanh lý tài sản ở mức giá không hề mong muốn. Khi đó sẽ không phải là giảm giá mà là lao dốc.

Nguy cơ này có khả năng xảy ra với mật độ dày và nhiều hơn tại Hàn Quốc bởi quốc gia này có hệ thống cho thuê nhà đặc thù, được gọi là jeonse.

Nhiều người thuê nhà trả một khoản tiền lớn cho chủ nhà, thường là 60-80% giá trị căn hộ và không phải đóng tiền thuê trong suốt thời gian đi thuê. Đến khi hợp đồng hết hạn (thường là sau 2 năm), họ lại nhận về toàn bộ số tiền đã cọc.

Thế nhưng, trong thời kỳ suy thoái, một số chủ nhà phải gấp rút bán rẻ nhà để trả lại tiền cọc cho người thuê, trong khi số tiền cọc đã được đem đi đầu tư vào những tài sản rủi ro và thua lỗ. Hiện nay xuất hiện không ít những câu chuyện về các “ông vua villa” sở hữu hàng chục bất động sản cho thuê đột nhiên biến mất bí ẩn.

Bên cạnh đó, Hàn Quốc cũng là ví dụ cho thấy tỷ lệ nợ hộ gia đình cao và bong bóng tài sản có thể gây khó cho chính sách tiền tệ như thế nào. Chưa rõ liệu những diễn biến tiêu cực trên thị trường nhà đất có khiến BOK ngừng tăng lãi suất hay không. 

Oxford Economics dự báo BoK sẽ tiếp tục lộ trình trong khi ngân hàng Nomura nhận định Hàn Quốc sẽ phải đảo ngược chính sách vào tháng 5 tới, đến cuối năm nay lãi suất sẽ giảm xuống chỉ còn 2%.

Hiện tình hình ở hầu hết các nước khác vẫn tươi sáng hơn so với Hàn Quốc. Nhưng Australia, Canada, Hà Lan, Na Uy và Thụy Điển cũng có nợ hộ gia đình cao và giá nhà giảm mạnh như vậy, song tất cả đều tăng lãi suất muộn hơn Hàn Quốc, do đó “nỗi đau” chắc chắn sẽ đến muộn hơn. Họ nên nhìn vào những gì Hàn Quốc đang phải đối mặt để tính toàn dần biện pháp đối phó.

Xem thêm: Thị trường nhà ở đi xuống làm tăng thêm thách thức cho nền kinh tế toàn cầu

Thục San (Theo The Economist)
Theo VnMedia.vn Copy
Cải tạo chung cư cũ: Cơn đau đầu kéo dài

Cải tạo chung cư cũ: Cơn đau đầu kéo dài

Dù đã có nhiều nỗ lực trong việc cải tạo chung cư cũ trên địa bàn, song chính quyền TP.HCM vẫn gặp rất nhiều khó khăn…
Khó khăn bủa vây thị trường bất động sản miền Trung

Khó khăn bủa vây thị trường bất động sản miền Trung

Thị trường bất động sản (BĐS) vẫn chưa thoát khỏi tình trạng trầm lắng nếu không muốn nói là đóng băng sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.
5 vấn đề cần giải quyết cho thị trường bất động sản

5 vấn đề cần giải quyết cho thị trường bất động sản

Tại Hội nghị về tín dụng bất động sản (BĐS) với sự tham gia của các doanh nghiệp bất động sản, các ngân hàng thương mại (NHTM), các Hiệp hội doanh nghiệp và Hiệp hội ngân hàng, đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, đại diện Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng đã tổng kết và chỉ đạo tập trung vào 5 vấn đề chính.
Tăng lãi suất đối với dư nợ của các khoản cho vay hỗ trợ nhà ở

Tăng lãi suất đối với dư nợ của các khoản cho vay hỗ trợ nhà ở

Mức lãi suất đối với dư nợ của các khoản cho vay hỗ trợ nhà ở tại các ngân hàng thương mại sẽ tăng từ 4,8% lên mức 5%/năm.
Đồng rúp trượt xuống mức thấp nhất trong 9 tháng

Đồng rúp trượt xuống mức thấp nhất trong 9 tháng

Đồng rúp của Nga đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần 9 tháng so với đồng đô la Mỹ (USD) trên Sàn giao dịch Moscow vào ngày hôm qua (13/2), sau giao dịch biến động vào tuần trước và dự đoán về các biện pháp trừng phạt mới của EU.
Kim ngạch thương mại Việt-Mỹ năm 2022 đạt hơn 123 tỷ USD

Kim ngạch thương mại Việt-Mỹ năm 2022 đạt hơn 123 tỷ USD

Sáng ngày 13/02, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Katherine Tai. Đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của Đại diện Thương mại Katherine Tai, đồng thời là chuyến thăm cấp Bộ trưởng về kinh tế đầu tiên của Chính quyền Tổng thống Biden tới Việt Nam. Chuyến thăm mở đầu cho chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ.
Mua bán nhà khu đô thị Vạn Phúc - Kinh nghiệm 'xương máu' về BĐS

Mua bán nhà khu đô thị Vạn Phúc - Kinh nghiệm "xương máu" về BĐS

Bất động sản luôn là một lĩnh vực hấp dẫn với nhiều người. Với sự phát triển của các khu đô thị, thị trường bất động sản càng trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Trong đó, mua bán nhà khu đô thị Vạn Phúc được xem là một trong những điểm nóng trên thị trường BĐS. Nếu bạn đang có ý định mua bán nhà tại khu đô thị này, hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết và kinh nghiệm quan trọng trong bài viết này.
Novaland, TPbank và Ricons ký kết hợp tác triển khai hoàn thiện dự án The Grand Manhattan, thắp sáng niềm tin về sự hồi phục của thị trường bất động sản trong năm 2023

Novaland, TPbank và Ricons ký kết hợp tác triển khai hoàn thiện dự án The Grand Manhattan, thắp sáng niềm tin về sự hồi phục của thị trường bất động sản trong năm 2023

Ngày 19/04/2023, Novaland cùng ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) và công ty CP đầu tư xây dựng Ricons (Ricons) đã ký kết thỏa thuận về việc hợp tác triển khai xây dựng hoàn thiện dự án Tổ hợp căn hộ - thương mại dịch vụ The Grand Manhattan (quận 1, TP.HCM).
Eurowindow Twin Parks - Tận hưởng phong cách nghỉ dưỡng 'tại gia' giữa Thủ đô

Eurowindow Twin Parks - Tận hưởng phong cách nghỉ dưỡng "tại gia" giữa Thủ đô

Sở hữu hệ thống vườn hoa, cây xanh và đường nội khu lát đá cao cấp, Eurowindow Twin Parks như một công viên thứ hai nằm đối diện công viên trung tâm Gia Lâm rộng gần 30ha, mang đến cho cư dân không gian sống đậm chất nghỉ dưỡng tại gia.
Bình Thuận: Bị 'chiếm dụng' hơn 22.000m2 đất, doanh nghiệp kêu cứu khắp nơi

Bình Thuận: Bị "chiếm dụng" hơn 22.000m2 đất, doanh nghiệp kêu cứu khắp nơi

Bị "chiếm dụng" hàng chục nghìn m2 đất, Công ty TNHH Đại Thanh Quang gửi đơn kêu cứu khắp nơi. Thế nhưng, suốt nhiều năm qua, chính quyền địa phương vẫn... loay hoay xử lý.
Cafe Khởi nghiệp