Cải tạo chung cư cũ: Cơn đau đầu kéo dài

Chủ nhật, 12/02/2023 | 13:38 Theo dõi CFĐT trên
Chung cư 440 Trần Hưng Đạo, quận 5. Ảnh: Vũ Quyền
Chung cư 440 Trần Hưng Đạo, quận 5. Ảnh: Vũ Quyền

“Đi giữa 2 làn đạn”

Khi di chuyển trên tuyến đường Trần Hưng Đạo (đoạn giao nhau với đường Nguyễn Biểu, quận 5), đập vào mắt là công trình chung cư cao 3 tầng xập xệ nằm ngay trên mặt đường. Nhìn từ bên ngoài, rêu đen đã phủ kín nhiều mảng tường, hành lang và tay vịn lỏng lẻo, bong tróc, chuồng cọp, mái vẩy xen lẫn biển hiệu treo lộn xộn quanh các căn hộ… Thế nhưng, đây lại là nơi sinh sống của khoảng 20 hộ dân từ hàng chục năm nay.

Bà Hà Thị Bảy, người đã sinh sống ở đây hơn 40 năm cho biết, chung cư này được xây dựng từ trước năm 1975 nên đang trong tình trạng xuống cấp trầm trọng. Hiện tại, gia đình chỉ còn 2 vợ chồng bà sống ở đây, con cái đã thuê nhà ở bên ngoài. Vợ chồng bà và các hộ gia đình khác đều không muốn sinh sống trong tòa nhà chờ sập này mãi, thế nhưng muốn đi cũng không phải chuyện dễ.

“Dù biết nguy hiểm, muốn chuyển đi, nhưng 5 năm rồi chính quyền chưa đưa ra được giá đền bù thỏa đáng thì di dời như thế nào?”, bà Bảy nói và cho biết thêm, năm 2017, Sở Xây dựng TP.HCM đánh giá chung cư này nằm trong diện nguy hiểm cấp D, tức có nguy cơ sụp đổ, cần phải di dời, tháo dỡ khẩn cấp…

Để đảm bảo an toàn cho người dân, UBND quận 5 đã tổ chức nhiều cuộc gặp mặt và vận động các hộ dân ở đây di dời về Lô A - chung cư An Phú (đường Hậu Giang, phường 11, quận 6) mới được xây dựng. Ngoài ra, chính quyền địa phương còn hỗ trợ chi phí di chuyển, miễn phí tạm cư và 2 năm phí quản lý, được đảm bảo quyền lợi tại chung cư cũ...

Về chính sách di dời, nếu thực hiện trước ngày 15/2/2023, mỗi hộ dân sẽ được nhận 50 triệu đồng (bao gồm 10 triệu đồng từ ngân sách theo quy định và 40 triệu đồng từ nguồn vận động xã hội hóa). Trường hợp di dời từ 16/2-28/2, mỗi hộ dân được nhận 30 triệu đồng, còn sau ngày 28/2 sẽ không được hỗ trợ. Trong trường hợp không di dời, chính quyền địa phương sẽ áp dụng biện pháp hành chính sau ngày 10/3 nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho người dân.

“Chỗ ở mới tuy rộng rãi, khang trang và an toàn hơn nhưng chỉ là tạm thời, không phải sở hữu lâu dài. Nếu sau 2 năm, chính quyền địa phương vẫn chưa chốt được mức bồi thường, trong khi nhà cũ bị đập bỏ thì gia đình tôi biết quay về đâu. Tôi từ người có nhà sẽ thành vô gia cư ư?”, bà Bảy tâm sự. Những băn khoăn của bà Bảy cũng là tâm tư của các hộ gia đình khác đang sống tại chung cư cũ này.

Ông Nguyễn Xuân Trung, Phó chủ tịch UBND quận 5 cho biết, pháp luật quy định với nhà ở hết niên hạn sử dụng hoặc có nguy cơ sập, chính quyền phải di dời để đảm bảo tính mạng cho người dân. Thế nhưng, luật lại không quy định cụ thể về việc lập phương án bồi thường dạng nhà chung cư. Việc này gây nhiều áp lực, khó khăn cho địa phương trong công tác vận động người dân chuyển đi.

Trong khi đó, chung cư 440 Trần Hưng Đạo, sau khi trừ lộ giới, diện tích sử dụng chỉ còn khoảng 170 m2 - không đủ để xây lại chung cư mới sau dỡ bỏ nên không thu hút được nhà đầu tư. Vì thế, Nhà nước phải đứng ra chi tiền đền bù, số tiền và tỷ lệ bồi thường do TP.HCM quyết định. UBND quận 5 đã đề xuất 2 phương án tính giá bồi thường trình Thành phố, sau khi thống nhất sẽ cùng người dân thương lượng để có mức đền bù thỏa đáng.

“Quận đã đề xuất, kiến nghị lên UBND TP.HCM về phương án giá bồi thường và đang đợi chấp thuận, hướng dẫn. Nếu công bố sớm cho người dân nhưng sau đó lại thay đổi sẽ khó cho địa phương”, ông Trung nói và ví von rằng, chính quyền địa phương đang “đi giữa 2 làn đạn”, một bên người dân yêu cầu phải cho biết số tiền cụ thể mới chịu di dời, một bên lại không quyết định được mức bồi thường nhưng gánh trách nhiệm phải đưa người dân ra khỏi nơi nguy hiểm.

Nút thắt chính sách

Một góc chung cư Trúc Giang, quận 4. Ảnh: Vũ Quyền
Một góc chung cư Trúc Giang, quận 4. Ảnh: Vũ Quyền

Không chỉ riêng chung cư 440 Trần Hưng Đạo, mà nhiều chung cư cũ tại TP.HCM cũng đang trong tình trạng “báo động đỏ” mà chưa thể di dời do vướng mắc về bồi thường, hỗ trợ tái định cư, có thể kể đến chung cư 155-157 Bùi Viện (quận 1), chung cư Tân Hòa Đông (quận 6), chung cư Trúc Giang (quận 4), hai chung cư 137 và 149-151 Lý Thường Kiệt (quận Tân Bình)…

Hiện tại, vẫn còn hàng trăm hộ dân cố bám trụ tại những chung cư cũ này, cho dù chính quyền địa phương nhiều lần vận động di dời đến nơi ở mới. Tình trạng này khiến việc xây mới chung cư cũ tại TP.HCM ì ạch suốt thời gian dài, mà nguyên nhân được chỉ ra, bên cạnh câu chuyện bồi thường, hỗ trợ tái định cư, đó là còn chính sách hỗ trợ chưa thu hút được doanh nghiệp tham gia đầu tư.

Chẳng hạn, tại chung cư 350 Hoàng Văn Thụ (phường 4, quận Tân Bình), dù có chủ trương xây mới từ năm 2008, có chủ đầu tư từ năm 2010, di dời giải tỏa mặt bằng, tháo dỡ xong năm 2016, dự kiến hoàn thành xây dựng trong 32 tháng, nhưng đến vẫn chỉ là bãi đất trống.

Theo báo cáo của Sở Xây dựng TP.HCM, dự án kéo dài do áp dụng quy định mới. Tại thời điểm quận Tân Bình phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư năm 2008, áp dụng theo Nghị quyết 34/2007/NQ-CP của Chính phủ, chủ đầu tư chỉ phải hỗ trợ 60% giá trị nhà đất cho 137 hộ dân đang thuê nhà thuộc sở hữu nhà nước và tạm cư cho 20 hộ dân có nhu cầu tái định cư.

Tuy nhiên, đến năm 2016, theo Nghị định 101/2015/NĐ-CP về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, chủ đầu tư phải đóng thêm 40% giá trị còn lại cho Nhà nước, cộng thêm tiền phần diện tích nhà sử dụng chung thuộc sở hữu nhà nước (lối đi, hành lang, cầu thang…) và đất sử dụng chung (khuôn viên, sân chung) do Nhà nước chưa phân bổ vào giá bán căn hộ.

Đến nay, tuy việc hỗ trợ tái định cư cho 157 hộ dân đã thực hiện xong, nhưng phần bồi thường cho chủ sở hữu căn hộ là Nhà nước vẫn chưa hoàn thành khiến việc thi công bị đình trệ.

Vướng mắc tại chung cư 350 Hoàng Văn Thụ cũng là vướng mắc chung của nhiều chung cư cũ tại TP.HCM khiến nhiều dự án đã di dời, tháo dỡ xong nhưng chưa thể xây dựng như chung cư 128 Hai Bà Trưng và 123 Lý Tự Trọng (quận 1), chung cư Hưng Long và Tân Phước (quận Tân Bình)...

Ngoài ra, có những chung cư đã hoàn thành tháo dỡ nhưng vẫn để đất trống nhiều năm do không tìm được chủ đầu tư như chung cư 6Bis Nguyễn Tất Thành (quận 4) đã 5 lần tổ chức hội nghị nhà chung cư, song tới nay vẫn chưa lựa chọn được nhà đầu tư, dù trước đó người dân đã tự nguyện di dời.

Chia sẻ tại một hội thảo về cải tạo chung cư cũ tại TP.HCM tổ chức cuối năm 2022, PGD-TS. Nguyễn Minh Hòa - Hội Quy hoạch phát triển TP.HCM cho rằng, đã đến lúc chính quyền phải chấp nhận cho các chủ đầu tư xây dựng lại chung cư với số tầng cao gấp 3-4 lần chung cư cũ, bởi ngoài số căn hộ hoàn trả cho người dân đang cư trú trong chung cư, số căn hộ thương mại tăng thêm mới đảm bảo cho chủ đầu tư kinh doanh có lợi nhuận. Như vậy, dù số chiều cao tòa nhà tăng, dân số tăng, nhưng đổi lại Thành phố có thêm nhiều căn hộ mới, người dân được an cư và quan trọng nhất là đảm bảo an toàn.

Thực tế, có nhiều nguyên nhân khiến việc cải tạo chung cư cũ bị chậm trễ, nhưng bất luận vì lý do gì cũng không nên kéo dài thời gian duy trì các chung cư này, bởi một khi rủi ro cháy nổ, đổ sập… xảy ra thì hậu quả sẽ vô cùng nghiêm trọng. Ở nhiều nước như Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc…, khi đập bỏ chung cư cũ để xây chung cư mới, chính quyền luôn đưa ra các giải pháp mang tính “win - win”, tức là 2 bên ai cùng có lợi, bởi nếu mỗi bên chỉ nghĩ đến lợi ích của riêng mình thì mọi giải pháp đều bất thành.

Theo bds.tinnhanhchungkhoan.vn
Theo VnMedia.vn Copy
Khó khăn bủa vây thị trường bất động sản miền Trung

Khó khăn bủa vây thị trường bất động sản miền Trung

Thị trường bất động sản (BĐS) vẫn chưa thoát khỏi tình trạng trầm lắng nếu không muốn nói là đóng băng sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.
5 vấn đề cần giải quyết cho thị trường bất động sản

5 vấn đề cần giải quyết cho thị trường bất động sản

Tại Hội nghị về tín dụng bất động sản (BĐS) với sự tham gia của các doanh nghiệp bất động sản, các ngân hàng thương mại (NHTM), các Hiệp hội doanh nghiệp và Hiệp hội ngân hàng, đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, đại diện Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng đã tổng kết và chỉ đạo tập trung vào 5 vấn đề chính.
Khẩn trương đề xuất các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS

Khẩn trương đề xuất các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS

Tại Nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 1 với các Bộ ngành, địa phương, Chính phủ yêu cầu Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương khẩn trương rà soát, đề xuất các biện pháp đồng bộ tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.
Truy thu và xử phạt SCG gần 17 tỷ đồng do vi phạm về thuế

Truy thu và xử phạt SCG gần 17 tỷ đồng do vi phạm về thuế

Tổng cục Thuế TP. Hà Nội quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế đối với CTCP Tập Đoàn Xây Dựng SCG (HNX: SCG).
Trung Quốc: Các khoản vay mới tăng lên mức kỷ lục

Trung Quốc: Các khoản vay mới tăng lên mức kỷ lục

Theo Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, các khoản vay mới trong tháng Một tăng gấp 3 lần so với tháng Mười Hai và cao hơn dự đoán 4.000 tỷ NDT của các nhà phân tích.
Điều tiết thị trường, ngăn chặn đầu cơ bằng công cụ thuế

Điều tiết thị trường, ngăn chặn đầu cơ bằng công cụ thuế

Đề xuất ban hành Luật Thuế BĐS của Bộ Tư pháp, nếu được thông qua sẽ góp phần giúp thị trường minh bạch. Tuy nhiên, việc ban hành bộ luật này cần được nghiên cứu kỹ, Luật Thuế BĐS phải đồng bộ, đủ lớn, bao phủ được mọi hành vi của thị trường.
Novaland, TPbank và Ricons ký kết hợp tác triển khai hoàn thiện dự án The Grand Manhattan, thắp sáng niềm tin về sự hồi phục của thị trường bất động sản trong năm 2023

Novaland, TPbank và Ricons ký kết hợp tác triển khai hoàn thiện dự án The Grand Manhattan, thắp sáng niềm tin về sự hồi phục của thị trường bất động sản trong năm 2023

Ngày 19/04/2023, Novaland cùng ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) và công ty CP đầu tư xây dựng Ricons (Ricons) đã ký kết thỏa thuận về việc hợp tác triển khai xây dựng hoàn thiện dự án Tổ hợp căn hộ - thương mại dịch vụ The Grand Manhattan (quận 1, TP.HCM).
Eurowindow Twin Parks - Tận hưởng phong cách nghỉ dưỡng 'tại gia' giữa Thủ đô

Eurowindow Twin Parks - Tận hưởng phong cách nghỉ dưỡng "tại gia" giữa Thủ đô

Sở hữu hệ thống vườn hoa, cây xanh và đường nội khu lát đá cao cấp, Eurowindow Twin Parks như một công viên thứ hai nằm đối diện công viên trung tâm Gia Lâm rộng gần 30ha, mang đến cho cư dân không gian sống đậm chất nghỉ dưỡng tại gia.
Bình Thuận: Bị 'chiếm dụng' hơn 22.000m2 đất, doanh nghiệp kêu cứu khắp nơi

Bình Thuận: Bị "chiếm dụng" hơn 22.000m2 đất, doanh nghiệp kêu cứu khắp nơi

Bị "chiếm dụng" hàng chục nghìn m2 đất, Công ty TNHH Đại Thanh Quang gửi đơn kêu cứu khắp nơi. Thế nhưng, suốt nhiều năm qua, chính quyền địa phương vẫn... loay hoay xử lý.
Bất ngờ với căn hộ chất lượng cách phố cổ 15 phút di chuyển

Bất ngờ với căn hộ chất lượng cách phố cổ 15 phút di chuyển

Hưởng lợi từ hệ thống hạ tầng hiện đại khu vực và chỉ mất 15 phút để di chuyển đến phố cổ, cư dân Eurowindow River Park không chỉ nắm giữ cuộc sống chất lượng mà còn thuận tiện sinh hoạt, học tập, làm việc. 
Cafe Khởi nghiệp