Cổ phiếu được khuyến nghị ngày 8/7: KBC, SKG, DHG

Thứ năm, 07/07/2022 | 21:19 Theo dõi CFĐT trên

Cafedautu.vn xin tóm lược khuyến nghị của các công ty chứng khoán đối với một số mã cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày 8/7, bao gồm: KBC, SKG, DHG.

Cổ phiếu được khuyến nghị ngày 8/7: KBC, SKG, DHG
Cổ phiếu được khuyến nghị ngày 8/7: KBC, SKG, DHG

Khuyến nghị mua cổ phiếu KBC với giá mục tiêu 40.300 đồng/cp

CTCK SSI - SSI Research

Mặc dù SSI lo ngại về việc pha loãng cổ phiếu và áp lực giảm giá cổ phiếu do phát hành riêng lẻ, SSI vẫn giữ quan điểm tích cực đối với mảng bất động sản KCN trong dài hạn với kỳ vọng dòng vốn FDI vào Việt Nam tiếp tục ổn định.

Với mức giá 31.800 đồng/cổ phiếu, Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (HOSE: KBC) đang giao dịch ở mức P/E và P/B năm 2022 lần lượt là 10,6 lần và 1,4 lần, và P/E và P/B năm 2023 lần lượt là 9,1 lần và 1,2 lần - trước khi tính đến tác động của việc phát hành riêng lẻ 150 triệu cổ phiếu. Giá mục tiêu của SSI là 40.300 đồng/cổ phiếu, tương đương tiềm năng tăng giá là 27%, do đó, SSI khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu KBC.

Rủi ro giảm giá chính là việc giao đất bị chậm hơn dự kiến do quy trình thủ tục của các dự án trọng điểm nêu trên bị kéo dài, đồng thời lạm phát đình trệ toàn cầu cũng có thể gây ảnh hưởng đến dòng vốn FDI tiềm năng.

Chờ nhịp retest để có những điểm mua với vị thế giá tốt hơn đối với SKG

CTCK Kiến Thiết Việt Nam – CSI

Cổ phiếu của CTCP Tàu cao tốc Superdong - Kiên Giang (HOSE: SKG) phiên ngày 4/7 có sự bùng nổ tăng cả về giá và khối lượng, kết phiên SKG đạt 15.800đ (+4,64%) với khối lượng khối lượng tăng gấp 6 lần so với trung bình 20 phiên cho thấy dòng tiền đang tập chung mạnh mẽ vào cổ phiếu.

Với kỳ vọng lượng khách du lịch tăng mạnh đến Phú Quốc sẽ đem lại triển vọng tích cực cho SKG. Nhà đầu tư có thể ưu tiên chờ nhịp retest để có những điểm mua với vị thế giá tốt hơn đối với cổ phiếu SKG.

Xem thêm: Công ty của con gái Chủ tịch Kinh Bắc tăng vốn chủ sở hữu tại KBC

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Khuyến nghị mua cho cổ phiếu DHG với giá mục tiêu là 111.512 đồng

CTCP ACB - ACBS

Dược Hậu Giang (DHG) duy trì vị thế là một trong những nhà sản xuất dược phẩm hàng đầu tại Việt Nam với thương hiệu nổi tiếng, mạng lưới phân phối rộng và tình hình tài chính lành mạnh. Chúng tôi đưa ra khuyến nghị MUA cho cổ phiếu với giá mục tiêu là 111.512 đồng/cp, tương ứng với tổng tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng là 30,1%.

DHG ghi nhận doanh thu thuần 1.065 tỷ đồng, tăng 4,7% n/n trong Q1/2022. Doanh thu thành phẩm, chiếm 85% doanh thu thuần của DHG, đạt mức tăng trưởng khá 13,6% n/n, do nhu cầu tăng đối với các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và thuốc hỗ trợ điều trị COVID-19 khi dịch bệnh bùng phát trong những tháng đầu năm nay.

Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng, mức tăng trưởng này có thể không tiếp diễn trong các quý sau khi xét đến nền tương đối cao trong Q2 và Q3/2021. Dù vậy giả định này có thể thay đổi nếu làn sóng lây nhiễm tái diễn do các biến thể vi rút gây ra.

Kênh nhà thuốc vẫn là nguồn thu chính của DHG trong khi kênh bệnh viện chiếm khoảng 10%. DHG hiện có hai dây chuyền sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP Nhật Bản, cho phép công ty đấu thầu ở những nhóm cao khi đấu thầu vào kênh bệnh viện.

Việc nâng cấp thêm các dây chuyền lên các tiêu chuẩn cao hơn có thể diễn ra tùy theo tình hình thị trường và khả năng tạo doanh thu. DHG cũng đang đầu tư cho một nhà máy beta-lactam mới tiêu chuẩn GMP Nhật Bản hoặc EU (vốn đầu tư 627 tỷ đồng), dự kiến đi vào hoạt động vào năm 2024 và tăng công suất hiện tại lên gấp đôi.

Nhờ biên lợi nhuận gộp tăng (47,4% trong Q1/2022 so với 44,3% trong Q1/2021) và tỷ lệ chi phí bán hàng & quản lý trên doanh thu thuần giảm (21,3% trong Q1/2022 so với 22,2% trong Q1/2021), LNTT của công ty tăng 24,5% n/n, đạt 286 tỷ đồng trong Q1/2022.

Tuy nhiên, công ty dự kiến biên lợi nhuận gộp năm 2022 có thể duy trì quanh mức của năm 2021, do giá nguyên vật liệu tăng do ảnh hưởng của chi phí vận chuyển. Tỷ lệ chi phí bán hàng & quản lý trên doanh thu thuần hiện tại có thể cũng sẽ không duy trì cho cả năm do công ty có thể thực hiện nhiều hoạt động trong các quý sau và ghi nhận thêm chi phí.

Chúng tôi dự phóng tăng trưởng doanh thu của công ty ở mức 5,4% n/n trong năm 2022, trong đó doanh thu thành phẩm có thể tăng 7,8% n/n.

LNTT dự phóng là 903 tỷ đồng (+4,5% n/n), so với kế hoạch của công ty là 853 tỷ đồng (-1% n/n). Kết hợp phương pháp DCF và PER, giá mục tiêu của chúng tôi cho cổ phiếu là 111k đồng/cp.

Xem thêm: Cổ phiếu được khuyến nghị ngày 7/7: SKG, ACG, NBC

Thục San (Tổng hợp)
Theo VnMedia.vn Copy
Tổng Giám đốc IMF: Không loại trừ kịch bản suy thoái kinh tế toàn cầu

Tổng Giám đốc IMF: Không loại trừ kịch bản suy thoái kinh tế toàn cầu

Tổng Giám đốc IMF cho biết IMF sẽ hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2022, xuống còn 3,6%, lần hạ thứ ba kể từ đầu năm đến nay.
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 7/7: Mức chiết khấu cao có thể là cơ hội để mua

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 7/7: Mức chiết khấu cao có thể là cơ hội để mua

Về kỹ thuật, việc VN-Index đã giảm hơn 73 điểm, tương đương mất hơn 6% kể từ cuối tháng 6, trong khi nhiều cổ phiếu có mức giảm gấp đôi hoặc hơn trong đó có nhiều cổ phiếu cơ bản và có kết quả kinh doanh quý II khả quan.
Nomura: Nhiều nền kinh tế lớn sẽ rơi vào suy thoái

Nomura: Nhiều nền kinh tế lớn sẽ rơi vào suy thoái

Theo nhà kinh tế trưởng tại công ty tài chính Nomura, nhiều nền kinh tế hàng đầu thế giới sẽ rơi vào suy thoái trong vòng 12 tháng tới khi các Ngân hàng Trung ương mạnh tay thắt chặt chính sách tiền tệ để chống lại lạm phát.
Giá thịt lợn tăng, đe dọa mục tiêu lạm phát của Trung Quốc

Giá thịt lợn tăng, đe dọa mục tiêu lạm phát của Trung Quốc

Trung Quốc hiện là quốc gia “ngoài lề” trong cuộc chiến chống lạm phát đang diễn ra mạnh mẽ tại nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới. Tuy nhiên, giá thịt lợn tăng cao tại nước này có thể làm đảo ngược tình thế.
Tổng Giám đốc IMF: Không loại trừ kịch bản suy thoái kinh tế toàn cầu

Tổng Giám đốc IMF: Không loại trừ kịch bản suy thoái kinh tế toàn cầu

Tổng Giám đốc IMF cho biết IMF sẽ hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2022, xuống còn 3,6%, lần hạ thứ ba kể từ đầu năm đến nay.
Sàn giao dịch tiền số Voyager Digital đệ đơn xin phá sản

Sàn giao dịch tiền số Voyager Digital đệ đơn xin phá sản

Công ty môi giới tiền điện tử Voyager Digital mới đây đã nộp đơn xin phá sản theo Chương 11 lên Tòa án quận Nam New York, trở thành doanh nghiệp tiếp theo bị ảnh hưởng bởi sự hỗn loạn trên thị trường tiền số.
Vàng, bitcoin và chứng khoán đạt mức cao kỷ lục trong tuần

Vàng, bitcoin và chứng khoán đạt mức cao kỷ lục trong tuần

Chứng khoán khởi đầu tuần ở mức cao nhưng kết thúc bằng sự sụt giảm. Chỉ số S&P 500 hôm thứ Ba (12/3) đã đạt mức cao kỷ lục lần thứ 17 trong năm nay, khi các nhà đầu tư phớt lờ mức tăng giá tiêu dùng hàng năm cao hơn dự kiến ​​là 3,2% và hoan nghênh sự hạ nhiệt ở một số danh mục như giá thực phẩm.
Cổ phiếu được khuyến nghị ngày 17/2: PVD, TCM, VHC

Cổ phiếu được khuyến nghị ngày 17/2: PVD, TCM, VHC

Chúng tôi xin tóm lược khuyến nghị của các công ty chứng khoán đối với một số mã cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày 17/2, bao gồm: PVD, TCM, VHC.
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 17/2: Thị trường có thể sẽ quay lại đà giảm

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 17/2: Thị trường có thể sẽ quay lại đà giảm

Độ rộng thị trường đã có chiều hướng tích cực cho thấy cơ hội ngắn hạn đang gia tăng trở lại, nhưng cơ hội giải ngân chưa rõ ràng cho nên các nhà đầu tư chỉ nên mua mới với tỷ trọng thấp.
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 16/2: VN-Index sẽ có nhịp hồi phục đủ T+

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 16/2: VN-Index sẽ có nhịp hồi phục đủ T+

Nhìn chung, VN-Index dự báo sẽ có nhịp hồi phục đủ T+ để kiểm tra lại vùng cân bằng tuần trước đó bị phá vỡ ở quanh khu vực 1.060 – 1.075 điểm. Xu hướng thị trường sắp tới cần quan sát thêm các phiên phục hồi sắp tới mới có thể dự đoán rõ ràng hơn.
Cafe Khởi nghiệp