Trung Quốc hiện là quốc gia “ngoài lề” trong cuộc chiến chống lạm phát đang diễn ra mạnh mẽ tại nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới. Tuy nhiên, giá thịt lợn tăng cao tại nước này có thể làm đảo ngược tình thế.
Trung Quốc hiện là quốc gia “ngoài lề” trong cuộc chiến chống lạm phát đang diễn ra mạnh mẽ tại nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới. Tuy nhiên, giá thịt lợn tăng cao tại nước này có thể làm đảo ngược tình thế.
Chính phủ Trung Quốc đã ngay lập tức khởi động chiến dịch nhằm kiềm chế thị trường thịt lợn - một mặt hàng mang tính quyết định trong mục tiêu chống lạm phát của quốc gia này.
Giá lợn hơi trên sàn giao dịch Đại Liên ghi nhận mức tăng mạnh nhất trong vòng 1 năm qua, trong khi giá lợn bán buôn đã chạm mức đỉnh của 6 tháng gần đây.
Bên cạnh đó, Bắc Kinh đang nỗ lực hạ giá nhiều loại hàng hóa trong hơn 1 năm trở lại đây khi dịch bệnh Covid-19 và cuộc xung đột Nga - Ukraine gây ra tình trạng thiếu nguyên liệu chủ chốt như đồng và than.
Thế nhưng, ở một khía cạnh khác, đà tăng của giá thịt lợn dường như mới chỉ là sự khởi đầu của một chu kỳ tăng trưởng chỉ số giá tiêu dùng tại Trung Quốc, cụ thể sẽ vượt trên ngưỡng mục tiêu 3% của Ngân hàng Trung ương.
Được biết, quan chức Trung Quốc không còn xa lạ gì với những lần cố gắng “chế ngự” thị trường thịt lợn nhằm kiểm soát xu hướng tăng giá của mặt hàng này trong nhiều năm gần đây, đặc biệt từ thời điểm dịch tả lợn châu Phi bùng nổ.
Cụ thể, họ sẽ làm việc, tương tác trực tiếp với nông dân về việc quản lý số lượng đàn nhằm khuyến khích các ngân hàng hỗ trợ cho vay đối với các hộ chăn nuôi và “giải phóng” thịt lợn khỏi kho dự trữ quốc gia.
Thế nhưng, động thái trên sẽ khiến họ phải đối mặt với một “thế lực” to lớn.
Ông Lin Guofa, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu của Tập đoàn Nông nghiệp Bric cho biết: “Khi mọi người tin rằng giá sẽ tăng, họ có xu hướng tích trữ và lúc này, mọi thứ có thể vượt khỏi tầm kiểm soát. Tuy nhiên, một khi kỳ vọng đảo ngược, giá cũng có thể giảm sâu hơn”.
Xem thêm: VNDirect: Năm 2022 tiếp tục là một năm thách thức với thị trường thịt Việt Nam
Thịt lợn đắt hơn là một lực cản rõ ràng đối với ngân sách hộ gia đình vốn đã eo hẹp bởi các chính sách phòng, chống Covid của Chính phủ, ảnh hưởng rộng rãi đến nền kinh tế.
Ngoài tác động trực tiếp đó, thịt lợn chính là mặt hàng thực phẩm lớn nhất trong chỉ số giá tiêu dùng ở Trung Quốc, điều này làm gia tăng áp lực giá cả nói chung.
Tính đến tháng 5, giá thịt lợn trong rổ hàng hóa CPI vẫn thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Nếu không tính tới thịt lợn, giá tiêu dùng sẽ tăng 2,4% thay vì 2,1%. Nhưng, tình thế có thể thay đổi nếu giá thịt lợn thay đổi.
Trong một lưu ý vào tuần trước, Goldman Sachs đã cùng các nhà kinh tế khác dự đoán giá thịt lợn có thể đẩy tăng trưởng giá tiêu dùng lên trên mục tiêu 3%, khiến Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc khó tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng.
Tương tự như nhiều mặt hàng khác, yếu tố thúc đẩy giá thịt lợn tăng cao là vấn đề cung - cầu. Nguồn cung heo con hiện đang thiếu hụt sau khi giá lợn giảm mạnh năm 2021.
Số lượng heo nái đã giảm từ cuối quý III/2021 đến cuối tháng 3/2022 và với thời gian quá trình phối giống, thai nghén, sinh sản và giết mổ kéo dài khoảng 10 tháng, kéo theo tình trạng thiếu hụt thịt lợn tươi hiện đang bắt đầu trở nên rõ ràng.
Chi phí ăn nuôi là một yếu tố ảnh hưởng đến số lượng đàn lợn, và hiện đang là một nguyên nhân đáng lo ngại.
Tỷ số giá thịt lợn trên giá ngô thấp hơn, đồng nghĩa với lợi nhuận trên mỗi đầu lợn giảm xuống, do đó, người chăn nuôi mất dần động lực gia tăng sản lượng.
Theo Citic Securities, điểm hòa vốn là giá lợn hơi cao gấp sáu lần giá ngô, một loại thức ăn chăn nuôi quan trọng. Nhưng tỷ lệ này đã giảm xuống trong 4 tháng liên tiếp và chạm mức thấp nhất vào tháng 3 trong vòng ít nhất 2 năm qua.
Do đó, Chính phủ Trung Quốc đã lên kế hoạch mua 160.000 tấn vào tháng 6, nhưng chỉ hoàn thành được một phần nhỏ trong số đó.
Xem thêm: Người dân Trung Quốc đổ tiền vào gửi tiết kiệm