Năm 2021, Nga xuất khẩu 32 tỷ m3 khí đốt tự nhiên sang châu Á, trong đó có 10 tỷ m3 xuất khẩu qua đường ống Sức mạnh Siberia sang Trung Quốc, trong khi lượng khí đốt xuất sang EU là 155 tỷ m3.
Năm 2021, Nga xuất khẩu 32 tỷ m3 khí đốt tự nhiên sang châu Á, trong đó có 10 tỷ m3 xuất khẩu qua đường ống Sức mạnh Siberia sang Trung Quốc, trong khi lượng khí đốt xuất sang EU là 155 tỷ m3.
Theo Báo cáo thị trường khí đốt quý 3/2022 của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), Nga sẽ cần ít nhất 10 năm để nâng lượng khí đốt cung cấp cho châu Á lên mức 155 tỷ mét khối, mức mà Nga cung cấp cho Liên minh châu Âu (EU) năm 2021.
Báo cáo của IEA nêu rõ: "Phân tích của chúng tôi chỉ ra rằng trong trường hợp tốt nhất đối với Nga, sẽ mất ít nhất một thập kỷ để tăng cường cung cấp khí đốt cho các thị trường châu Á lên gần mức xuất khẩu sang EU năm 2021."
Việc thúc đẩy xuất khẩu khí đốt sang châu Á sẽ đòi hỏi sự phát triển cơ sở hạ tầng xuất khẩu khí đốt mới, cũng như các khoản đầu tư đáng kể. Đồng thời, khả năng tiếp cận thị trường vốn và công nghệ năng lượng của Nga bị hạn chế bởi các lệnh trừng phạt được đưa ra sau khi Moskva triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, do đó, quá trình này có thể kéo dài.
Năm 2021, xuất khẩu khí đốt tự nhiên của Nga sang châu Á ở mức 32 tỷ m3, trong đó 10 tỷ m3 được xuất khẩu qua đường ống Sức mạnh Siberia sang Trung Quốc, phần còn lại được cung cấp dưới dạng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ các nhà máy Sakhalin-2 và Yamal LNG đến các thị trường châu Á khác nhau.
Trong cáo báo hằng quý mới nhất về thị trường khí đốt, IEA đã giảm hơn 50% mức dự báo nhu cầu khí đốt toàn cầu. Cụ thể, cơ quan này dự báo tiêu thụ khí đốt toàn cầu tăng 3,4% vào năm 2025, theo đó chỉ tăng 140 tỷ m3 so với năm 2021, ít hơn mức tăng 175 tỷ m3 được ghi nhận năm 2021.