Giới quan sát chỉ ra rằng dù ghi nhận sự phục hồi, các nhà đầu tư vẫn lo ngại về khả năng xảy ra suy thoái kinh tế, bên cạnh việc giá cả tăng cao ăn vào thu nhập của người tiêu dùng và chi phi đi vay.
Giới quan sát chỉ ra rằng dù ghi nhận sự phục hồi, các nhà đầu tư vẫn lo ngại về khả năng xảy ra suy thoái kinh tế, bên cạnh việc giá cả tăng cao ăn vào thu nhập của người tiêu dùng và chi phi đi vay.
Mặc dù khởi sắc trở lại trong phiên cuối tuần, thị trường chứng khoán Mỹ vẫn chứng kiến tuần giảm điểm sau một loạt phiên giao dịch đầy biến động, tác động bởi những lo ngại về lạm phát, khủng hoảng Ukraine và triển vọng kinh tế toàn cầu.
Sắc đỏ bao trùm Phố Wall từ đầu tuần này, khi chỉ số S&P 500 chốt phiên 9/5 ở mức dưới 4.000 điểm lần đầu tiên kể từ cuối tháng 3/2021 và chỉ số Nasdaq Composite giảm hơn 4%, chạm mức thấp nhất kể từ tháng 11/2020, do hoạt động bán tháo, trong đó dẫn đầu là các cổ phiếu tăng trưởng siêu vốn hóa, khi các nhà đầu tư lo ngại hơn về việc lãi suất tăng.
Phiên tiếp theo chứng kiến diễn biến trồi sụt trái chiều của chứng khoán Mỹ. Bà Quincy Krosby, chiến lược gia về chứng khoán của công ty môi giới đầu tư LPL Financial (Mỹ) cho hay câu hỏi lớn ở đây là liệu thị trường đang ở cuối đợt bán tháo hay đang bắt đầu phục hồi.
Theo chuyên gia này, dựa trên các số liệu thống kê hiện có, thị trường vẫn có thể tiếp tục đi xuống trong thời gian tới.
Giới quan sát cũng chỉ ra rằng dù ghi nhận sự phục hồi, các nhà đầu tư vẫn ngày càng lo ngại về khả năng xảy ra suy thoái kinh tế, bên cạnh việc giá cả tăng cao ăn vào thu nhập khả dụng của người tiêu dùng và chi phí đi vay cao hơn.
Thị trường chứng khoán chịu nhiều áp lực giảm kể từ đầu năm 2022 đến nay. Các thị trường trông đợi vào báo cáo giá tiêu dùng của Mỹ với hy vọng rằng lạm phát giảm sẽ làm giảm áp lực lên Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong việc tăng lãi suất.
Bộ Lao động Mỹ ngày 11/5 công bố tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế lớn nhất thế giới tháng Tư vừa qua tăng 8,3% so với cùng kỳ năm ngoái, đồng thời là tháng thứ hai liên tục trong năm nay lạm phát vượt 8%.
Theo Bộ Lao động Mỹ, mặc dù tỷ lệ lạm phát tháng Tư có thấp hơn tháng Ba (8,5%) một chút chủ yếu nhờ giá xăng dầu có hạ nhiệt, song kể từ ngày 10/5 vừa qua giá xăng lại tiếp tục leo thang.
Phiên cuối tuần, ngày 13/5, Phố Wall bừng sắc xanh, thu hẹp đà giảm trong cả tuần và ngăn chỉ số S&P 500 rơi vào vùng thị trường “con Gấu”, tức là thị trường suy giảm liên tục.
Kết thúc phiên này, chỉ số Dow Jones tăng 466.36 điểm (tương đương 1,47%) lên 32.196,66 điểm. Chỉ số S&P 500 tiến 93,81 điểm (2,39%), lên 4.023,89 điểm. Còn chỉ số công nghệ Nasdaq Composite cộng 434,04 điểm (3,82%) lên 11,805 điểm.
Tất cả 11 lĩnh vực thuộc chỉ số S&P 500 đều khép lại phiên này với đà tăng, với nhóm cổ phiếu hàng tiêu dùng ghi nhận mức tăng mạnh nhất (4,1%).
Mùa báo cáo lợi nhuận doanh nghiệp quý I/2022 đã đến giai đoạn cuối cùng, với 458 công ty trong S&P 500 đã báo cáo kết quả kinh doanh. Trong số đó, 78% đã đưa ra kết quả tốt hơn dự kiến.
Nhóm cổ phiếu công nghệ cũng phục hồi phiên cuối tuần, khi cổ phiếu Meta Platforms và Alphabet lần lượt tăng 3,9% và 2,8%. Cổ phiếu Tesla vọt 5,7%, còn cổ phiếu ngành sản xuất chất bán dẫn Nvidia và AMD cũng “leo dốc” hơn 9%. Cổ phiếu Apple tiến 3,2%.
Tuy nhiên, giá cổ phiếu Twitter sụt 9,7% sau khi tỷ phú Elon Musk thông báo quyết định tạm dừng thỏa thuận mua lại Twitter trị giá 44 tỷ USD.
Trên mạng Twitter, tỷ phú Musk giải thích rằng ông đưa ra quyết định trên sau khi nhận được thông tin rằng các tài khoản giả mạo trên Twitter chiếm gần 5% tỷ lệ người dùng mạng xã hội này. Con số này do chính Twitter tính toán và công bố vào đầu tháng Năm.
Bất chấp đà tăng trong phiên cuối tuần, chỉ số S&P 500 và Nasdaq vẫn chứng kiến tuần giảm thứ sáu liên tiếp, chuỗi giảm dài nhất kể từ mùa Thu năm 2012 đối với S&P 500 và kể từ mùa Xuân năm 2011 đối với Nasdaq.
Chỉ số Dow Jones ghi nhận tuần giảm điểm thứ bảy liên tiếp, cũng là chuỗi giảm giá dài nhất của chỉ số này kể từ cuối mùa Đông năm 1980.