Cafedautu.vn xin tóm lược khuyến nghị của các công ty chứng khoán đối với một số mã cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày 19/7, bao gồm: QTP, PAN, STK.
Cafedautu.vn xin tóm lược khuyến nghị của các công ty chứng khoán đối với một số mã cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày 19/7, bao gồm: QTP, PAN, STK.
Xem xét mua cổ phiếu QTP ở mức giá hiện tại
CTCK Yuanta Việt Nam - FSC
CTCP Nhiệt điện Quảng Ninh (UPCoM: QTP) ghi nhận doanh thu quý 1/2022 đạt 2.598 tỷ đồng (+45% YoY), lợi nhuận sau thuế đạt 436 tỷ đồng (+79% YoY). Như vậy, QTP đã hoàn thành lần lượt 27% kế hoạch doanh thu và 79% kế hoạch lợi nhuận.
Doanh thu QTP tăng mạnh nhờ nhu cầu điện tăng cao khi các hoạt động kinh tế hồi phục sau Covid. Trong bối cảnh nguồn cung hạn chế, nhiệt điện than được EVN tăng cường huy động, năm 2022 QTP được EVN giao 7.644 triệu Kwh, tăng 6% so với sản lượng 2021 của QTP. Giá bán điện tăng cao giúp biên lợi nhuận quý 1 tăng lên 16% (cùng kỳ 10,1%). Lợi nhuận cũng tăng mạnh nhờ chi phí lãi vay giảm 36% YoY và chi phí khấu hao giảm 5% YoY.
Kết thúc 6 tháng đầu năm 2022, QTP cho biết đã sản xuất được 3.697 triệu kWh, đạt 48,7% kế hoạch năm 2022 và bằng 101.1% so với cùng kỳ năm 2021. Do đó, kết quả kinh doanh quý 2/2022 của QTP cũng được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh. Do nhu cầu điện tăng cao, giá khí tăng mạnh giúp các doanh nghiệp điện than tăng sức cạnh tranh so với điện khí. Trong đó, QTP là một trong số ít những doanh nghiệp điện than có tiềm năng tăng trưởng công suất trong dài hạn.
Ngoài ra, việc tích cực giảm mạnh nợ vay của QTP cũng hỗ trợ tăng trưởng kết quả kinh doanh trong tương lai, nợ vay cuối quý 1/2022 của QTP đã giảm 32% YoY. Một yếu tố khác hỗ trợ giá cổ phiếu QTP là việc SCIC công bố QTP nằm trong danh sách thoái vốn năm 2022.
Ở mức giá đóng cửa hiện tại, QTP đang được giao dịch tại mức P/E TTM là 10.2x (tương ứng EPS TTM là 1.567 đồng). Mức Stocùng kỳ Rating của QTP ở mức 84 điểm cho nên FSC duy trì đánh giá TÍCH CỰC mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này.
Đồ thị giá của QTP đóng cửa tăng 1,2% với khối lượng giao dịch dưới mức trung bình 20 phiên. Đồng thời, đồ thị giá của QTP bước vào giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực và đồ thị giá vượt đường trung bình 20 và 50 phiên. Ngoài ra, xu hướng ngắn hạn của QTP cũng được nâng lên mức TĂNG. Do đó, FSC khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét MUA ở mức giá hiện tại với tỷ trọng thấp dưới 5% và tăng dần tỷ trọng khi xu hướng ngắn hạn của thị trường tích cực hơn.
Xem thêm: Chứng khoán châu Á “xanh” trong phiên đầu tuần
Khuyến nghị mua cổ phiếu PAN với giá mục tiêu 26.500 đồng/CP
CTCK Agribank - AGR
CTCP Tập đoàn PAN (HOSE: PAN) hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm thông qua hệ sinh thái các công ty con, công ty liên kết. Năm 2022, PAN kỳ vọng sẽ có tăng trưởng tích cực đến từ các mảng kinh doanh chính như Mảng giống cây trồng (NSC); Mảng thuốc bảo vệ thực vật, khử trùng (VFG); Mảng thực phẩm bánh kẹo (BBC); Mảng xuất khẩu thủy sản (FMC, ABT).
PAN kỳ vọng sẽ có tăng trưởng ấn tượng trong quý II này nhờ các mảng kinh doanh chính đều thuận lợi và tăng trưởng tốt, như mảng lương thực giống cây trồng (NSC); mảng thuốc bảo vệ thực vật, khử trùng (VFG); mảng thực phẩm bánh kẹo (BBC); mảng xuất khẩu thủy sản (FMC, ABT).
Chúng tôi đánh giá khả quan và khuyến nghị mua cổ phiếu PAN với giá mục tiêu là 26.500 đồng/CP (upside 20,7%), cắt lỗ khi giá đóng cửa dưới vùng 20.000 đồng/CP.
Phân tích kỹ thuật: Cổ phiếu PAN hiện tại đang giao dịch sát đường hỗ trợ trên đồ thị tuần, quanh vùng giá 20.000 đồng/CP. Vùng giá này là hỗ trợ tương đối chắc chắn khi đã được kiểm định thành công 4 lần kể từ năm 2014 tới nay. Nhà đầu tư có thể chốt lời khi giá tiến đến quanh vùng giá 26.500 đồng/CP, đây cũng là vùng PAN từng kiểm định trong 4 lần từ năm 2016 tới hiện tại.
Bên cạnh các tín hiệu về giá, MACD trên khung thời gian tuần của PAN đang có dấu hiệu cắt nhau và đi lên - báo hiệu có thể xảy ra một đợt tăng mới của PAN trong ngắn hạn. Trường hợp giá xuống dưới 20.000 đồng/CP, nhà đầu tư nên cắt lỗ do mất mốc hỗ trợ quan trọng.
Xem thêm: Giá vàng liên tiếp giảm sốc, về vùng 65 triệu đồng/lượng
Khuyến nghị mua cổ phiếu STK với giá mục tiêu 60.200 đồng/CP
CTCK MB - MBS
Trong quý I/2022, CTCP Sợi Thế Kỷ (STK – sàn HOSE) ghi nhận doanh thu 640 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ và 29% so với quý IV/2021; lợi nhuận sau thuế 76,3 tỷ đồng, tăng 9%. So với kế hoạch năm đã đề ra, doanh nghiệp thực hiện được 25% mục tiêu doanh thu lẫn lợi nhuận.
STK đã tăng nhận lượng đơn hàng sợi tái chế trong quý I/2022 với doanh số và doanh thu của sợi tái chế lần lượt tăng 81% và 78% so với quý 4/2021 và tỷ lệ sợi tái chế trong quý đầu tiên của năm đạt 51%.
Chúng tôi khuyến nghị mua cổ phiếu STK dựa trên: (1) Triển vọng ngành dệt may rất tích cực khi được hưởng lợi từ các hiệp định thương mại và biện pháp Chống bán phá giá đối với các sản phẩm sợi nhập khẩu (2) Tiềm năng của mảng sợi tái chế sẽ là động lực thúc đẩy doanh thu trong dài hạn. (3) Mở rộng sản xuất với nhà máy Unitex, nâng gấp đôi công suất vào 2025.
Rủi ro đầu tư: Tình hình lạm phát tăng cao trên thế giới cùng rủi ro suy thoái có thể khiến sức mua những mặt hàng không thiết yếu như quần áo, thời trang bị ảnh hưởng.
Định giá: Dựa vào phương pháp chiết khấu dòng tiền và giả định về tiềm năng của sợi tái chế trong tương lai, chúng tôi khuyến nghị mua cổ phiếu STK với mức giá mục tiêu 60.200 đồng/CP.
Xem thêm: Sợi Thế Kỷ: Dự kiến chia cổ tức 2021 bằng tiền tỷ lệ 15%