Cổ phiếu được khuyến nghị ngày 13/8/2021: FCN, PVT, VIB, TCM

Thứ năm, 12/08/2021 | 20:18 Theo dõi CFĐT trên

Cafedautu.vn xin tóm lược khuyến nghị của các công ty chứng khoán đối với một số mã cổ phiếu trước phiên giao dịch ngày 13/8/2021, bao gồm: FCN, PVT, VIB, TCM.

Cổ phiếu được khuyến nghị ngày 13/8/2021: FCN, PVT, VIB, TCM
Cổ phiếu được khuyến nghị ngày 13/8/2021: FCN, PVT, VIB, TCM

Nhà đầu tư có thể chốt lãi cổ phiếu FCN tại ngưỡng 17.0

CTCK BIDV (BSC)

Cổ phiếu FCN của Công ty cổ phần FECON đang nằm trong xu hướng hồi phục từ vùng đáy 10.0. Thanh khoản cổ phiếu vượt ngưỡng trung bình 20 phiên đồng thuận với đà tăng giá cổ phiếu.

Đường giá cổ phiếu đã vượt lên MA20 và MA50, báo hiệu xu hướng tăng giá tích cực. Tuy nhiên việc RSI ở vùng quá bán cho thấy cổ phiếu có thể xuất hiện 1,2 phiên điều chỉnh nhẹ trước khi quay trở lại xu hướng tăng điểm.

Nhà đầu tư có thể mở vị thế quanh vùng giá 13.0, chốt lãi tại ngưỡng 17.0 và cắt lỗ nếu cổ phiếu mất ngưỡng hỗ trợ 12.15.

=> Xem thêm: Các ngân hàng đồng loạt miễn giảm hàng loạt phí dịch vụ

Điều chỉnh giá mục tiêu của PVT lên 26.000 đồng/CP

CTCK Dầu khí (PSI)

Quý II/2021, Tổng CTCP Vận tải Dầu khí (PVT – sàn HOSE) đạt 1.873 tỷ đồng doanh thu, tăng 2,4% so với cùng kỳ, trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát trở lại tại Việt Nam kể từ đầu tháng 5, tuy nhiên (1) 80% đội tàu của PVT hoạt động trên tuyến quốc tế, và vẫn có lượng công việc ổn định;(2) mảng dịch vụ vận tải (chiếm 72% tổng doanh thu) tiếp tục ghi nhận tăng trưởng, đặc biệt là mảng dầu thô và hóa chất khi 5 triệu tấn dầu thô trong năm 2021 cho BSR vẫn do PVT đảm nhận; (3) 2 tàu hóa chất mới đã có hợp đồng công việc mới ngay khi được tiếp nhận.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, PVT ghi nhận doanh thu thuần 3,581 tỷ đồng, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm ngoái, lợi nhuận sau thuế đạt 438 tỷ đồng, tăng 39%. Như vậy PVT đã hoàn thành 59,6% kế hoạch doanh thu và 108,6% kế hoạch lợi nhuận năm 2021.

Năm 2021, doanh thu được chúng tôi dự phóng đạt 8,284 tỷ đồng, với doanh thu cốt lõi từ mảng vận tải đạt 5,351 tỷ đồng nhờ: (1) giá dầu đang hồi phục tốt, PVT có thể không phải duy trì chia sẻ khó khăn với các đối tác như trong năm 2020; (2) Giá cước vận tải hàng rời, sản phẩm hóa chất quốc tế đang tăng trưởng tích cực, (3) Vận chuyển cho Nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ ổn định trong năm 2021.

Hướng phát triển đội tàu của PVT sẽ hướng tới tăng số đội tàu hóa chất, khi đặt mục tiêu: đội tàu hóa chất sẽ chiếm số lượng tàu nhiều nhất (40-50%), tiếp đến đội tàu dầu thô và LPG sẽ đều chiếm từ 20-30% cơ cấu đội tàu; và 10% là đội tàu hàng rời.

Chúng tôi điều chỉnh giá mục tiêu của PVT lên 26.000 đồng/CP tương ứng P/E Forward 2021 đạt 9,9 với triển vọng kinh doanh tăng trưởng trong 2021 nhờ nhu cầu vận tải tích cực.

=> Xem thêm: 16 ngân hàng lớn cam kết giảm lãi suất: NHNN sẽ giám sát kết quả

Khuyến nghị nắm giữ cổ phiếu VIB với giá mục tiêu 45.700 đồng/CP

CTCK Phú Hưng (PHS)

Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB – sàn HOSE) dẫn đầu tăng trưởng nhờ mở rộng các hoạt động kinh doanh cốt lõi. Cho vay mua ô tô của VIB dẫn đầu với thị phần 30% toàn thị trường, trong khi mảng Cho vay mua nhà có tăng trưởng cao nhất thị trường (tăng trưởng 96% vào năm 2017, 45% vào năm 2018, 46% vào năm 2019 và 41% vào năm 2020). Do đó, tăng trưởng tín dụng của VIB đã đạt tốc độ tăng trưởng ấn tượng, với CAGR 30.4% trong giai đoạn 2018-2020, cao nhất toàn ngành, và vượt xa tốc độ trung bình ngành 16,5% từ 2018-2020.

Khả năng cải thiện NIM được hỗ trợ bởi chiến lược phát triển ngân hàng bán lẻ và ngân hàng số. NIM của VIB tăng từ 2,9% vào năm 2016 lên 4,1% vào năm 2020, thuộc top những ngân hàng có NIM cao nhất ngành.

Do dịch Covid-19 ảnh hưởng đến hoạt động cho vay mua ô tô và vay mua nhà để ở của ngân hàng, chúng tôi hạ dự báo tăng trưởng tín dụng từ 23,3% trong báo cáo trước còn 20%. Qua đó, đưa thu nhập lãi thuần đạt 10.546 tỷ đồng (tăng 24,1% so với cùng kỳ năm ngoái). Đồng thời, nâng tỷ lệ bao phủ nợ xấu của VIB trong năm 2021 lên mức 71,6%. Qua đó đưa chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng 91% lên 1.812 tỷ đồng, tương đương 12,8% tổng thu nhập hoạt động. Từ đó, lợi nhuận sau thuế được điều chỉnh giảm so với báo cáo trước còn 5.298 tỷ đồng (tăng trưởng 14%).

Sử dụng phương pháp định giá chiết khấu thu nhập thặng dư (Residual Income) và P/B, chúng tôi điều chỉnh giảm giá trị hợp lý đối với mỗi cổ phiếu VIB là 45.700 đồng/CP và khuyến nghị nắm giữ đối với cổ phiếu này.

Rủi ro: (1) Áp lực từ dịch bệnh Covid-19 có thể ảnh hưởng tới hoạt động của VIB trong năm nay; (2) Tỷ lệ bao phủ nợ xấu thấp nhất trong ngành, và việc gia tăng thu hồi tài sản đảm bảo do dịch Covid-19 sẽ khiến cho VIB phải đối mặt với rủi ro tín dụng.

Nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét mua cổ phiếu TCM ở mức giá hiện tại

Công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam (FSC)

CTCP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (HOSE - Mã: TCM) ghi nhận doanh thu trong Quý 2/2021 đạt 980 tỷ đồng, tăng 3% YoY, LNST đạt 59 tỷ, giảm 27% YoY. Lũy kế 6 tháng năm 2021, doanh thu đạt 1.926 tỷ đồng, tăng 11% YoY, LNST đạt 121 tỷ, tăng 5%. Như vậy, TCM đã hoàn thành 46% kế hoạch doanh thu và 42% kế hoạch LNST.

Mặc dù doanh thu từ các đơn hàng dệt may truyền thống vẫn tăng 47% YoY, tuy Nhiên doanh thu Q2/2021 TCM chỉ tăng nhẹ 3% YoY vì quý này không còn sự đóng góp từ các đơn hàng y tế (PPE) như Q2/2020. Theo TCM thì doanh nghiệp chưa nhận được đơn hàng PPE nào từ đầu năm đến nay. Do các đơn hàng PPE vốn có biên lợi nhuận cao hơn nên biên lãi gộp Q2/2021 giảm xuống mức 16,6% (cùng kỳ 19,8%). LNST giảm còn do thu nhập tài chính giảm 28% YoY trong khi chi phí bán hàng tăng mạnh 38% YoY.

Dệt may là một trong số các mặt hàng vẫn duy trì đà tăng trưởng xuất khẩu trong tháng 7. FSC vẫn đánh giá cao ngành dệt may xuất khẩu do kinh tế và nhu cầu tiêu dùng tại các nước phát triển đang hồi phục mạnh sau khi COVID được kiểm soát. TCM với vị thế đầu ngành và mạng lưới các khách hàng có sẵn, FSC kỳ vọng TCM sẽ tiếp tục thu hút các đơn hàng mới về dệt may truyền thống và vải sợi từ các quốc gia mà TCM xuất khẩu mạnh như Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Canada.

TCM đã khởi công đầu tư giai đoạn 2 nhà máy Vĩnh Long vào T5/2021, dự kiến hoàn thành vào cuối năm nay. Theo đó, công suất hoạt động sẽ tăng thêm 9 triệu sản phẩm, tương đương 33% công suất hiện tại. Đây sẽ là động lực tăng trưởng tiếp tục của TCM.

Ở mức giá đóng cửa hiện tại, TCM đang được giao dịch tại mức P/E TTM là 19,2x (tương ứng EPS TTM là 3.940 VNĐ). Mức Stock Rating của TCM ở mức 97 điểm, trong đó Điểm cơ bản dự kiến có thể sẽ giảm nhẹ và vẫn trên mức 90 điểm cho nên FSC duy trì đánh giá TÍCH CỰC mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này.

Đồ thị giá của TCM vượt lên trên đường trung bình 20 ngày với khối lượng giao dịch tăng đột biến so với mức KLGD trung bình 20 phiên. Đồng thời, đồ thị giá bước vào giai đoạn tích lũy và rủi ro ngắn hạn giảm. Ngoài ra, xu hướng ngắn hạn của TCM cũng được nâng lên mức TĂNG. Do đó, FSC khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét MUA ở mức giá hiện tại.

=> Xem thêm: Nhận định thị trường chứng khoán ngày 13/8/2021: Áp lực chốt lời có thể khiến chỉ số VN-Index quay đầu giảm điểm

T.T
Theo VnMedia.vn Copy
Tiết lộ chủ nợ nước ngoài lớn nhất của siêu cường Mỹ

Tiết lộ chủ nợ nước ngoài lớn nhất của siêu cường Mỹ

Theo dữ liệu do Kho bạc Mỹ vừa mới công bố trong tuần này, lượng nắm giữ trái phiếu Kho bạc Mỹ của Nhật Bản đã tiếp tục tăng, vượt quá 1,15 nghìn tỷ USD trong tháng 1. Tokyo là chủ nợ nước ngoài lớn nhất của Mỹ kể từ tháng 6 năm 2019.
Vàng, bitcoin và chứng khoán đạt mức cao kỷ lục trong tuần

Vàng, bitcoin và chứng khoán đạt mức cao kỷ lục trong tuần

Chứng khoán khởi đầu tuần ở mức cao nhưng kết thúc bằng sự sụt giảm. Chỉ số S&P 500 hôm thứ Ba (12/3) đã đạt mức cao kỷ lục lần thứ 17 trong năm nay, khi các nhà đầu tư phớt lờ mức tăng giá tiêu dùng hàng năm cao hơn dự kiến ​​là 3,2% và hoan nghênh sự hạ nhiệt ở một số danh mục như giá thực phẩm.
Cổ phiếu Nvidia tăng vọt sau khi thông báo chip mới sẽ xuất xưởng vào năm 2024

Cổ phiếu Nvidia tăng vọt sau khi thông báo chip mới sẽ xuất xưởng vào năm 2024

Cổ phiếu của Nvidia đã tăng vào ngày hôm qua (19/3) sau khi nhà sản xuất chip đắt giá thế giới cho biết bộ xử lý AI hàng đầu mới của họ dự kiến ​​​​sẽ xuất xưởng vào cuối năm nay và Giám đốc điều hành (CEO) Jensen Huang cho biết ông đang theo đuổi mục tiêu hướng tới thị trường trung tâm dữ liệu có tiềm năng lớn hơn 250 tỷ USD.
Giải mã 'thỏi nam châm' chợ du lịch Xà No thu hút giới thương nhân và đầu tư

Giải mã "thỏi nam châm" chợ du lịch Xà No thu hút giới thương nhân và đầu tư

Từ bao đời nay chợ luôn là nơi diễn ra giao thương buôn bán tấp nập nhất ở khắp Nam Kỳ Lục tỉnh. Hiện tại chợ truyền thống còn đóng vai trò là điểm đến du lịch, nơi thể hiện được bản sắc văn hóa của người dân địa phương rõ nét nhất. Điều này lý giải vì sao các khu như chợ nổi Phụng Hiệp, Cái Răng hay Chợ Du Lịch Xà No lại được địa phương quan tâm và mong muốn đầu tư phát triển mạnh.
Cafe Khởi nghiệp