CII thoái vốn tại NBB: Liệu lịch sử có lặp lại?

Chủ nhật, 06/03/2022 | 17:14 Theo dõi CFĐT trên

CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP. HCM (CII: HOSE) vừa đăng ký bán 2.140.000 cổ phiếu NBB để giảm sở hữu từ 51.14% về 49% vốn. Tuy nhiên, kịch bản của "game" thoái vốn lần này bắt đầu có nhiều điểm tương đồng với thương vụ gây tranh cãi CII - LGC thời điểm năm 2017.

CII thoái vốn tại NBB: Liệu lịch sử có lặp lại? Ảnh. Kinh tế chứng khoán

Công ty CP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP. HCM (CII: HOSE) vừa đăng ký bán 2.140.000 cổ phiếu Công ty CP Đầu tư Năm Bảy Bảy (NBB: HOSE) để giảm sở hữu từ 51.14% về còn 49% vốn điều lệ. Giao dịch dự kiến thực hiện từ 7/3 đến 5/4/2022.

Như vậy, nếu giao dịch thành công, CII sẽ không còn là công ty mẹ của NBB mà chỉ là công ty liên kết.

Trước đó, CII đã liên tục bán ra cổ phiếu NBB để giảm tỷ lệ sở hữu. Cụ thể, từ 26/10 đến 29/10, CII bán ra 6,3 triệu cổ phiếu NBB; từ 9/11 đến 19/11, tiếp tục bán thêm 11.5 triệu cổ phiếu NBB; từ ngày 24/11 đến ngày 14/12/2021 bán ra 3.1 triệu cổ phiếu; từ 12/1 đến 20/1, CII tiếp tục bán thêm 5.2 triệu cổ phiếu NBB; từ ngày 25/1 đến 23/2, CII tiếp tục bán thêm 9 triệu cổ phiếu NBB.

Như vậy, sau 5 lần thoái liên tục, CII đã giảm sở hữu từ 87,94% về chỉ còn 51,14% vốn điều lệ tại NBB.

Kỹ nghệ kế toán

Trước khi đi vào câu chuyện thoái vốn của CII tại NBB, hãy cùng điểm lại một case study khá nổi tiếng của CII thời điểm năm 2017: CII – LGC.

Ngày 3/7/2014, CII công bố kế hoạch thành lập Công ty CP Đầu tư Cầu đường CII (CII Bridge & Road) trên cơ sở tái cấu trúc lại Công ty CP Cơ khí điện Lữ Gia (HOSE: LGC), nâng tỷ lệ sở hữu của CII tại LGC từ 28% hồi năm 2007 lên 87.46% vốn tính đến thời điểm đó.

Sau khi thâu tóm LGC, CII chuyển các dự án BOT cho doanh nghiệp này, sau đó chuyển nhượng cổ phần LGC cho quỹ đầu tư nước ngoài MPTC thông qua hoán đổi trái phiếu, hạ tỷ lệ sở hữu tại LGC xuống còn 65.22%. Với tỷ lệ sở hữu trên, LGC vẫn là công ty con của CII, vì vậy lợi nhuận từ thoái vốn không được ghi nhận vào báo cáo kết quả kinh doanh trong kỳ, mà ghi nhận vào lợi nhuận chưa phân phối trên Bảng cân đối kế toán.

Tháng 9/2016, CII thực hiện thoái vốn tại LGC xuống 49% và mất quyền kiểm soát doanh nghiệp này. LGC từ công ty con chuyển thành công ty liên kết. Lúc này, 581 tỷ đồng lợi nhuận (bao gồm 216 tỷ đồng lợi nhuận thoái vốn được kết chuyển từ bảng cân đối kế toán BCTC 2015) được ghi nhận vào kết quả kinh doanh hợp nhất 2016.

Tuy nhiên, câu chuyện chưa dừng lại ở đó.

Ngày 17/2/2017, CII quay đầu mua lại 5.31% cổ phần LGC, tăng tỷ lệ nắm giữ từ 49% lên 54.31%, biến LGC một lần nữa trở thành công ty con. Lúc này, CII đánh giá lại khoản đầu tư 49% trước đây theo giá cổ phiếu LGC trên thị trường (đang dao động ở mức hơn 30.000đ/cp).

Để dễ hiểu hơn, theo Thông tư 202/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính, trong trường hợp trước ngày công ty mẹ đạt được quyền kiểm soát, công ty con là công ty liên kết của công ty mẹ và đã được trình bày theo phương pháp vốn chủ sở hữu: Khi đạt được quyền kiểm soát, trên Báo cáo tài chính hợp nhất công ty mẹ phải đánh giá lại giá trị khoản đầu tư theo giá trị hợp lý.

Theo đó, phần chênh lệch giữa giá đánh giá lại và giá trị khoản đầu tư theo phương pháp vốn chủ sở hữu được ghi nhận vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất.

Diễn biến trên thị trường chứng khoán, ngay trước thời điểm CII mua lại cổ phần, thị giá LGC tăng trần liên tục, đạt đỉnh 32.000đ/cp trước khi tụt dốc không phanh sau khi thương vụ kết thúc.

Nhờ kỹ thuật kế toán kể trên, 1206 tỷ đồng ngay lập tức được CII ghi nhận thành doanh thu tài chính trong báo cáo kinh doanh cùng kỳ sau khi đánh giá lại khoản đầu tư nói trên. “Chiêu” này giúp CII điều chỉnh lại các bút toán, đưa lợi nhuận trở lại trên báo cáo kinh doanh, giúp lợi nhuận ròng và chỉ tiêu lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) tăng trưởng ấn tượng.

Nói cách khác, lợi nhuận từ hoạt động cốt lõi năm 2017 của CII là không đáng kể, và có thể về âm nếu không có khoản lợi nhuận đột biến từ đánh giá lại khoản đầu tư nói trên.

Thời điểm đó, nhiều nhà đầu tư cho rằng CII ghi lợi nhuận khủng bằng thủ thuật và lãnh đạo công ty có ý định “úp sọt” nhà đầu tư.

Thị giá LGC tăng trần liên tục trước khi tụt dốc không phanh sau thương vụ năm 2017

Liệu CII có bổn cũ soạn lại?

Quay trở lại với tình hình tài chính của CII năm nay.

Kể từ đầu năm 2022, CII đã 2 lần thoái vốn tại NBB, giảm tỷ lệ sở hữu từ 65.32% xuống còn 51.14% ở thời điểm hiện tại. Nếu thương vụ bán 2.14 triệu cổ phiếu tới đây thành công, NBB sẽ chính thức chuyển từ công ty con của CII thành công ty liên kết.

Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?

Điều đầu tiên, có thể khẳng định rằng trong báo cáo tài chính bán niên 2022 của CII sẽ ghi nhận một khoản lợi nhuận đột biến từ lãi thoái vốn do chuyển quyền kiểm soát doanh nghiệp, tương cự case năm 2017 của cặp đôi CII - LGC.

Sau 3 lần thoái vốn kể từ ngày 12/1 năm nay, CII bán ra tổng cộng 16.34 triệu cổ phiếu NBB (giả định rằng thương vụ bán 2.14 triệu cổ phiếu tới đây thành công). Tính giá giao dịch bình quân cổ phiếu NBB là 35.000đ/cp (thời điểm tháng 1, có lúc thị giá NBB lên tới gần 60.000đ/cp), khoản doanh thu đột biến nói trên sẽ lên tới hơn 500 tỷ đồng (chưa tính tới khoản lợi nhuận khổng lồ khi thoái vốn từ mốc 87.94% có thể được kết chuyển từ bảng cân đối kế toán năm 2021) và được ghi nhận thẳng vào báo cáo kết quả kinh doanh.

Chúng ta thử giả định diễn biến tiếp theo sẽ xảy ra tương tự kịch bản năm 2017.

Nếu như vậy, tại một thời điểm nào đó trong tương lai, thị giá cổ phiếu NBB hẳn sẽ có một giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ và đạt đỉnh trong thời gian ngắn. Lúc này, CII sẽ công bố mua lại cổ phần NBB, thường là không quá lớn, đủ để tăng tỉ lệ nắm giữ lên trên 50% vốn, đưa NBB quay trở lại thành công ty con của mình.

Lúc này, áp dụng Thông tư 202, CII sẽ đánh giá lại khoản đầu tư 49% ban đầu theo thị giá NBB thời điểm đó và ghi nhận lợi nhuận đột biến tăng vọt vào báo cáo kinh doanh cùng kỳ, khiến EPS tăng trưởng ấn tượng.

Tất nhiên, đây chỉ là kịch bản giả định.

Big Bet On The Future – thủ thuật đánh cược vào tương lai thông qua hoạt động M&A. Tất cả lợi nhuận dự kiến trong tương lai sẽ được đánh cược vào hiện tại.

Đây là khoản lợi nhuận bất thường. Mua doanh nghiệp mục tiêu (B) ở giá cao giúp cho doanh nghiệp thâu tóm (A) có lời, nhưng B cũng có thể sẽ gây ra khó khăn cho A nếu như sau đó B rớt giá nhiều và A phải đánh giá lại B theo giá trị hợp lí. Điều này là hoàn toàn có thể xảy ra nếu như lợi nhuận đột biến B đạt được là lợi nhuận ảo, hay trường hợp A mua B nhằm mục đích xào nấu (cook) lợi nhuận.

Thanh Phong
Theo VnMedia.vn Copy
Điều gì ẩn sau con số lợi nhuận quý 3/2021 của Nam Long? 

Điều gì ẩn sau con số lợi nhuận quý 3/2021 của Nam Long? 

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ èo uột, lợi nhuận gộp giảm mạnh, dòng tiền kinh doanh âm hàng nghìn tỷ, nhưng kết thúc quý 3/2021, Công ty CP đầu tư Nam Long (NLG) vẫn có một kết quả lợi nhuận “đẹp”, thậm chí tăng mạnh so với cùng kỳ. Bí quyết nào tạo nên kết quả kinh doanh tưởng như mỹ mãn ấy cho tập đoàn địa ốc phía Nam của đại gia Nguyễn Xuân Quang?
Người liên quan lãnh đạo Nam Long bị xử phạt vì mua bán ‘chui’ cổ phiếu

Người liên quan lãnh đạo Nam Long bị xử phạt vì mua bán ‘chui’ cổ phiếu

Mới đây, UBCKNN đã ban hành quyết định xử phạt đối với ông Phạm Thế Hoa Cương – người có liên quan của ông Châu Quang Phúc, Giám đốc Tài chính CTCP Đầu tư Nam Long (HOSE: NLG) giao dịch mua bán cổ phiếu mà không công bố thông tin.
Nhựa An Phát Xanh và những bất thường đằng sau những con số

Nhựa An Phát Xanh và những bất thường đằng sau những con số

Công ty CP Nhựa An Phát Xanh (mã chứng khoán: AAA) vừa công bố Báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2021, với dòng tiền kinh doanh dương trở lại. Tuy nhiên, có nhiều dấu hiệu bất thường đằng sau những con số mà doanh nghiệp này đã công bố.
Điểm tên một số doanh nghiệp chốt quyền trả cổ tức trong tuần tới (07-11/03)

Điểm tên một số doanh nghiệp chốt quyền trả cổ tức trong tuần tới (07-11/03)

Tuần mới từ 7/3 đến 11/3/2022, nhiều doanh nghiệp chốt danh sách cổ đông chi trả cổ tức bằng tiền, bằng cổ phiếu và chia cổ phiếu thưởng.
Berkshire Hathaway chi 3 tỷ USD vào cổ phiếu dầu khí sau khi chiến sự tại Ukraine bùng phát

Berkshire Hathaway chi 3 tỷ USD vào cổ phiếu dầu khí sau khi chiến sự tại Ukraine bùng phát

Trong bức thư gửi cổ đông công bố tuần trước, tỷ phú Warren Buffett, Chủ tịch Berkshire Hathaway đã than phiền rằng ông "hầu như không tìm được khoản đầu tư nào hấp dẫn" trên các thị trường cổ phiếu.
Hai hãng thời trang Puma và Prada tạm dừng hoạt động bán lẻ tại Nga

Hai hãng thời trang Puma và Prada tạm dừng hoạt động bán lẻ tại Nga

Puma và Prada là hai công ty mới nhất cùng với hàng trăm tập đoàn đa quốc gia khác thông báo tạm dừng hoạt động tại Nga liên quan việc Moskva tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
Tiết lộ chủ nợ nước ngoài lớn nhất của siêu cường Mỹ

Tiết lộ chủ nợ nước ngoài lớn nhất của siêu cường Mỹ

Theo dữ liệu do Kho bạc Mỹ vừa mới công bố trong tuần này, lượng nắm giữ trái phiếu Kho bạc Mỹ của Nhật Bản đã tiếp tục tăng, vượt quá 1,15 nghìn tỷ USD trong tháng 1. Tokyo là chủ nợ nước ngoài lớn nhất của Mỹ kể từ tháng 6 năm 2019.
Vàng, bitcoin và chứng khoán đạt mức cao kỷ lục trong tuần

Vàng, bitcoin và chứng khoán đạt mức cao kỷ lục trong tuần

Chứng khoán khởi đầu tuần ở mức cao nhưng kết thúc bằng sự sụt giảm. Chỉ số S&P 500 hôm thứ Ba (12/3) đã đạt mức cao kỷ lục lần thứ 17 trong năm nay, khi các nhà đầu tư phớt lờ mức tăng giá tiêu dùng hàng năm cao hơn dự kiến ​​là 3,2% và hoan nghênh sự hạ nhiệt ở một số danh mục như giá thực phẩm.
Cổ phiếu Nvidia tăng vọt sau khi thông báo chip mới sẽ xuất xưởng vào năm 2024

Cổ phiếu Nvidia tăng vọt sau khi thông báo chip mới sẽ xuất xưởng vào năm 2024

Cổ phiếu của Nvidia đã tăng vào ngày hôm qua (19/3) sau khi nhà sản xuất chip đắt giá thế giới cho biết bộ xử lý AI hàng đầu mới của họ dự kiến ​​​​sẽ xuất xưởng vào cuối năm nay và Giám đốc điều hành (CEO) Jensen Huang cho biết ông đang theo đuổi mục tiêu hướng tới thị trường trung tâm dữ liệu có tiềm năng lớn hơn 250 tỷ USD.
Giải mã 'thỏi nam châm' chợ du lịch Xà No thu hút giới thương nhân và đầu tư

Giải mã "thỏi nam châm" chợ du lịch Xà No thu hút giới thương nhân và đầu tư

Từ bao đời nay chợ luôn là nơi diễn ra giao thương buôn bán tấp nập nhất ở khắp Nam Kỳ Lục tỉnh. Hiện tại chợ truyền thống còn đóng vai trò là điểm đến du lịch, nơi thể hiện được bản sắc văn hóa của người dân địa phương rõ nét nhất. Điều này lý giải vì sao các khu như chợ nổi Phụng Hiệp, Cái Răng hay Chợ Du Lịch Xà No lại được địa phương quan tâm và mong muốn đầu tư phát triển mạnh.
Cafe Khởi nghiệp