Đợt bán tháo cổ phiếu năm 2022 gia tăng vào phiên đầu tuần với S&P 500 giảm xuống mức thấp nhất trong năm để bước vào “thị trường con gấu” tại thời điểm chốt phiên.
Đợt bán tháo cổ phiếu năm 2022 gia tăng vào phiên đầu tuần với S&P 500 giảm xuống mức thấp nhất trong năm để bước vào “thị trường con gấu” tại thời điểm chốt phiên.
Tình trạng bán tháo tiếp tục diễn ra mạnh mẽ trong tuần này là do các nhà đầu tư lo ngại về một cuộc suy thoái khi Fed sẽ tiến hành tăng lãi suất vào cuộc họp chính sách được tổ chức trong tuần này.
Chỉ số S&P 500 giảm 3,88%, xuống 3.749,63, đánh dấu mức thấp nhất kể từ tháng 3/2021 và đưa mức thua lỗ từ mức kỷ lục tháng 1 lên hơn 21%. Thước đo rộng nhất của chứng khoán Mỹ chính thức chìm vào thị trường “gấu” (được định nghĩa là giảm từ 20% trở lên so với đỉnh).
Chỉ số Dow Jones giảm 876,05 điểm, tương đương 2,79%, xuống 30.516,74, giảm khoảng 17% so với mức cao kỷ lục. Nasdaq Composite giảm 4,68% đóng cửa ở mức 10.809,23, nâng mức lỗ của đợt bán tháo này lên hơn 33%.
Cụ thể, các chỉ số chính đạt mức thấp nhất của phiên trong 30 phút giao dịch cuối cùng sau khi một báo cáo của Wall Street Journal cho thấy, Fed có khả năng sẽ xem xét mức tăng thêm 0,75% vào ngày mai (15/6), nhiều hơn mức tăng 0,5% như dự kiến.
Cổ phiếu của Boeing, Salesforce và American Express lần lượt giảm 8,7%, 6,9% và 5,2%, kéo chỉ số Dow đi xuống do lo ngại suy thoái gia tăng.
Nhóm cổ phiếu thuộc lĩnh vực công nghệ được đánh giá cao cũng bị ảnh hưởng bởi Netflix, Tesla và Nvidia khi 3 cổ phiếu doanh nghiệp này đều giảm hơn 7%. Xu hướng này diễn ra khi Nasdaq hạm mức thấp nhất trong 52 tuần và mức thấp nhất kể từ tháng 11/2020.
Cổ phiếu ngành du lịch cũng sụt giảm vào phiên đầu tuần khi Carnival Corporation và Norwegian Cruise Line lần lượt giảm khoảng 10% và 12%. Delta Air Lines giảm hơn 8%, United Airlines giảm khoảng 10%.
Tất cả các ngành chính của S&P 500 đều chìm trong sắc đỏ, dẫn đầu bởi cổ phiếu năng lượng với mức giảm hơn 5%. Lĩnh vực tiêu dùng không thiết yếu, dịch vụ truyền thông, công nghệ thông tin và tiện ích đều giảm hơn 4%.
Xem thêm: Thị trường chứng khoán toàn cầu đỏ rực
Jeff Kilburg - Giám đốc Đầu tư của Sanctuary Wealth cho biết, những gì đang diễn ra trên thị trường cho chúng ta thấy rằng, nhiều nhà đầu tư đang chốt lời hoặc tái cơ cấu danh mục đầu tư và có thể báo hiệu rằng, thị trường đang trong “giai đoạn đầu cơ”.
Tuần trước, chứng khoán Mỹ có tuần giảm mạnh nhất từ cuối tháng 1 khi giới đầu tư lo rằng lạm phát leo thang sẽ đẩy nền kinh tế rơi vào suy thoái.
Báo cáo hôm thứ Sáu của Bộ Lao động Mỹ cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của nước này trong tháng 5 tăng 8,6% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 12/1981 và tăng vượt dự báo.
Dữ liệu từ Bespoke Investment Group cho thấy kể từ Thế chiến II, chỉ số S&P 500 đã chứng kiến 14 lần rơi vào trạng thái thị trường “gấu” với mức giảm trung bình là 30% mỗi lần và thời gian kéo dài bình quân là 359 ngày.
Giữa đợt bán tháo vào phiên đầu tuần, các nhà đầu tư nên duy trì “tư thế phòng thủ” trong các lĩnh vực như tiêu dùng thiết và chăm sóc sức khỏe, Keith Lerner của ngân hàng Truist cho biết.
Những cổ phiếu này có thể không tăng mạnh nhưng có thể tăng tốt hơn so với các nhóm ngành khác, ông nói.
Xem thêm: Lần thứ 4, Gelex mua lại hàng trăm tỷ trái phiếu trước hạn