Cổ phiếu chứng khoán Mỹ giảm mạnh vào phiên cuối tuần (10/6) sau khi các nhà phân tích dự đoán lạm phát tiếp tục leo thang, đồng nghĩa việc giá cả tăng nhanh hơn dự kiến và tâm lý người tiêu dùng xuống mức thấp kỷ lục.
Cổ phiếu chứng khoán Mỹ giảm mạnh vào phiên cuối tuần (10/6) sau khi các nhà phân tích dự đoán lạm phát tiếp tục leo thang, đồng nghĩa việc giá cả tăng nhanh hơn dự kiến và tâm lý người tiêu dùng xuống mức thấp kỷ lục.
Cụ thể, chỉ số Dow Jones giảm 880 điểm, tương đương 2,73%, đóng cửa ở mức 31.392,79. S&P 500 giảm 2,91%, xuống 3.900,86 và Nasdaq Composite giảm 3,52%, xuống 11.340,02.
Tình trạng bán tháo diễn ra trên diện rộng với 30 mã cổ phiếu thuộc chỉ số Dow đều chìm trong sắc đỏ. Số cổ phiếu giảm trên sàn NYSE nhiều hơn số cổ phiếu tăng theo tỷ lệ hơn 5:1.
Tương tự, cổ phiếu của Apple giảm gần 3,9%, Microsoft và Dow, Inc. lần lượt mất khoảng 4,5% và 6,1%. Cổ phiếu Salesforce giảm 4,6% và Amazon giảm hơn 5%.
Bên cạnh đó, cổ phiếu công nghệ đang chịu áp lực lớn khi các nhà đầu tư vật lộn với lãi suất cao hơn và tiềm ẩn một cuộc suy thoái. Cổ phiếu của Netflix đã giảm hơn 5% sau khi bị Goldman Sachs hạ tín nhiệm. Hãng chip khổng lồ Nvidia giảm gần 6%.
Cổ phiếu của nhóm ngân hàng và chu kỳ cũng chung xu hướng giảm của toàn thị trường, phản ánh lo ngại suy thoái. Cổ phiếu của Wells Fargo giảm 6%, Goldman Sachs giảm hơn 5% và Boeing giảm 5%.
Sự sụt giảm trên Phố Wall vào phiên hôm qua có nghĩa là thị trường này đã phải trải qua tuần tồi tệ nhất trong nhiều tháng. Chỉ số Dow giảm 4,58% ở tuần giảm thứ 10 trong 11 năm qua. Chỉ số S&P 500 và Nasdaq Composite lần lượt mất 5,05% và 5,60% cho tuần giảm thứ 9 trong 10 và là tuần tồi tệ nhất kể từ tháng 1/2022.
Chỉ số S&P 500 đã giảm gần 19% so với ngưỡng kỷ lục.
Xem thêm: Tình trạng bán tháo diễn ra mạnh mẽ trên thị trường chứng khoán Mỹ
Ngoài ra, báo cáo chỉ số giá tiêu dùng tháng 5 đạt mức cao nhất kể từ năm 1981, gây áp lực lên thị trường chứng khoán. Báo cáo cũng cho thấy, giá cả tăng 8,6% so với cùng kỳ năm ngoái và 6% khi không tính giá thực phẩm và năng lượng. Trong khi đó, các chuyên gia kinh tế tham gia cuộc thăm dò của Dow Jones đã dự báo CPI tăng 8.3% so cùng kỳ năm trước và CPI lõi tăng 5.9%.
Các chỉ số lạm phát nóng đã làm dấy lên lo ngại của nhà đầu tư và công chúng về một cuộc suy thoái tiềm tàng đối với nền kinh tế Mỹ.
Theo kết quả của Đại học Michigan về chỉ số tâm lý người tiêu dùng, chỉ số này vào tháng 6 có thể sẽ thấp hơn nhiều so với kỳ vọng, đồng thời chạm mức kỷ lục.
Hơn nữa, các nhà giao dịch dường như đang chuẩn bị cho một đợt tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ nhằm đối phó với sự gia tăng giá. Lợi tức trái phiếu kho bạc kỳ hạn 2 năm, được coi là một trong những danh mục nhạy cảm nhất với các đợt tăng lãi suất của Fed, đã tăng trên 3% vào phiên cuối tuần để đạt mức cao nhất kể từ năm 2008.
Thị trường chứng khoán Mỹ kết thúc tháng 5 với một đợt phục hồi từ mức thấp nhất năm 2022 do các nhà đầu tư hy vọng rằng, hậu quả tồi tệ nhất của lạm phát chưa đến. Tuy nhiên, báo cáo về CPI tại Mỹ được công bố ngày hôm qua đã làm tiêu tan hy vọng trên.
Xem thêm: Người tiêu dùng Mỹ cắt giảm tối đa chi tiêu nhưng thói quen mua nước hoa vẫn tồn tại