Giá cả đang tăng đối với mọi thứ, buộc hàng triệu người tiêu dùng Mỹ phải đưa ra những lựa chọn ngày càng khó khăn. Tuy nhiên, trong hàng vạn người phải “thắt lưng buộc bụng” đó, một số khách hàng tiêu dùng vẫn sẵn sàng chi tiêu cho những món đồ xa hoa.
Theo một báo cáo mới từ công ty nghiên cứu thị trường The NPD Group, hơn 80% người tiêu dùng đang có kế hoạch suy nghĩ lại hoặc thậm chí giảm chi tiêu mua sắm trong vòng ba đến sáu tháng tới.
Marshal Cohen - Cố vấn trưởng ngành bán lẻ của NPD cho biết: “Có một cuộc giằng co giữa việc mua thứ họ muốn và tiết kiệm túi tiền do chi phí tăng cao”.
Các chuyên gia phân tích về hành vi người tiêu dùng cho biết, khi giá cả leo thang, người tiêu dùng sẽ có 3 sự thay đổi, bao gồm: lựa chọn những mặt hàng rẻ hơn, ngừng chi tiêu cho những vật dụng không cần thiết và không tùy ý mua sắm như trước kia.
Hay như một số các mẹo lôi kéo khách hàng nhằm mua thêm sản phẩm nay cũng trở nên khó áp dụng hơn với đà lạm phát đang tăng cao.
Dữ liệu của NPD cho thấy, người Mỹ hiện không chỉ mua sắm ít hơn mà thú vui đi dạo tại trung tâm mua sắm cũng đã giảm đáng kể do họ mất niềm tin vào tăng trưởng kinh tế. Trong quý I/2022, người Mỹ mua sắm tại siêu thị ít hơn 6% so với cùng kỳ năm ngoái cho dù nền kinh tế đã mở cửa trở lại. Hơn nữa, tần suất đi dạo để mua hàng tại các trung tâm thương mại cũng giảm 5% so với thời điểm năm ngoái.
Báo cáo doanh thu của Walmart trong tháng trước cũng chỉ ra rằng, ngành hàng bán lẻ đang chứng kiến sự biến chuyển trong hành vi mua sắm của người tiêu dùng khi họ có xu hướng lựa chọn đồ rẻ hơn và mua ít hơn trong một lần mua sắm.
Tương tự, Target cũng nhận định, khách hàng đang kìm hãm việc mua hàng gia dụng, đồ nội thất, TV và thiết bị nhà bếp không cần thiết. Song song đó, chuỗi bán lẻ Dollar General cho biết, khách hàng của mình bắt đầu mua sắm có chủ đích hơn cũng như chuyển sang các mặt hàng có giá thành thấp hơn.
Ở một diễn biến khác, chuyên gia Cohen cho hay, ngành nhà hàng có thể sẽ không hồi phục trở lại được như thời kỳ trước đại dịch cho đến năm 2025 bởi mọi người ít ăn uống bên ngoài vì giá cả đang ở mức quá cao.
Đồng thời, một số mặt hàng không cần thay mới hay nâng cấp liên tục cũng rơi vào tình trạng ế khách. Ví dụ, nhiều người mua nồi chiên không dầu để nấu nướng trong thời điểm cách ly chống dịch và nay họ cũng không có nhu cầu mua mới. Tương tự đối với mặt hàng tivi.
Tuy nhiên, một số tầng lớp khá giả vẫn đủ tiền cho các thú vui nho nhỏ thì lại khác. Họ vẫn sẽ chi tiêu một khoản nhỏ hàng tháng cho các thứ xa xỉ như nước hoa hay mỹ phẩm.
Phó Giáo sư Chuck Howard của trường Mays Business School nhận định, chính vì thói quen dành một khoản tiền nhỏ chi tiêu cho thú vui của một bộ phận người tiêu dùng tùy vào tình hình tài chính mà các mặt hàng như nước hoa, chocolate... vẫn duy trì được doanh số.
Hãng Bath & Body Works - thương hiệu chuyên kinh doanh xà phòng thơm, xịt phòng, nến thơm,... cho biết doanh số của họ trong quý I/2022 còn cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái.
Nguyên nhân chính là dù không phải mặt hàng thiết yếu nhưng sản phẩm của họ lại là thứ đồ "xa xỉ chấp nhận được" trong thời buổi lạm phát hiện nay.
Đồng tình quan điểm trên, Giáo sư Priya Raghubir của trường NYU Sterm School of Business nhận định đây là "hiệu ứng son môi" (Lipstick Effect) khi những mặt hàng xa xỉ giá vừa phải như nước hoa, nến thơm vẫn được người tiêu dùng mua sắm trong thời buổi lạm phát.
Theo chuyên gia Neil Saunders của Global Data Retail, người tiêu dùng Mỹ mới thoát khỏi trạng thái cách ly đại dịch và họ đang mong muốn về những kỳ nghỉ sau 2 năm ở nguyên trong bốn bức tường. Họ muốn được tụ họp ăn mừng cùng mọi người. Chính vì vậy, chi tiêu cho du lịch hay những mặt hàng xa xỉ cỡ nhỏ là chấp nhận được.
Kể từ khi Moskva mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine ngày 24/2, các quốc gia thành viên EU đã cố gắng tìm cách hạn chế tình trạng phụ thuộc vào nguồn khí đốt nhập khẩu từ Nga.
Giám đốc của Wood Mackenzie cho rằng COVID-19 nêu bật nhu cầu rút ngắn chuỗi cung ứng, thì xung đột tại Ukraine nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng đội ngũ đối tác thương mại đáng tin cậy.
Theo chuyên gia tài chính, lạm phát gia tăng, giá tiêu dùng tăng vọt, các vấn đề về chuỗi cung ứng, sự bất ổn trên thị trường toàn cầu và tình trạng thiếu lao động sẽ sớm dẫn đến một cuộc suy thoái.
Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.