Đà bán tháo xuất hiện mạnh ở cuối phiên 9/6 khi giới đầu tư bày tỏ quan ngại về báo cáo chỉ số giá tiêu dùng tại Mỹ (CPI) tháng 5 sẽ tiếp tục tăng, đồng nghĩa với việc lạm phát tại quốc gia này chưa đạt đỉnh.
Đà bán tháo xuất hiện mạnh ở cuối phiên 9/6 khi giới đầu tư bày tỏ quan ngại về báo cáo chỉ số giá tiêu dùng tại Mỹ (CPI) tháng 5 sẽ tiếp tục tăng, đồng nghĩa với việc lạm phát tại quốc gia này chưa đạt đỉnh.
Chứng khoán Mỹ bị bán tháo mạnh vào phiên hôm qua khi nhà đầu tư lo lắng về dữ liệu giá tiêu dùng trong tháng 5 vẫn tiếp tục đạt ngưỡng cao. Hơn nữa, giá dầu tăng mạnh gần đây cũng ảnh hưởng phần lớn đến tâm lý thị trường.
Lượng bán tháo tăng lên về cuối phiên với nhóm cổ phiếu Mega-cap dẫn đầu mức giảm khi Apple, Amazon lần lượt giảm 3,6% và 4,2%, điều này đã gây áp lực lớn chỉ số S&P 500 cũng như Nasdaq.
Bên cạnh đó, cổ phiếu của Tập đoàn Alibaba giảm 8,1% sau khi công ty con Ant Group cho biết, họ không có kế hoạch thực hiện đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO).
Chỉ số Công nghiệp Dow Jones giảm 638,11 điểm, tương đương 1,94%, xuống 32.272,79; S&P 500 mất 97,95 điểm, tương đương 2,38%, xuống 4.017,82; và chỉ số Nasdaq Composite giảm 332,05 điểm, tương đương 2,75% xuống 11.754,23.
Cả ba chỉ số chính đều ghi nhận mức giảm tỷ lệ phần trăm hàng ngày lớn nhất kể từ giữa tháng Năm. Tính đến thời điểm hiện tại, S&P 500 đã giảm 15,7% trong năm và Nasdaq giảm khoảng 25%.
Không những vậy, 11 lĩnh vực thuộc chỉ số S&P 500 đều ghi nhận xu hướng giảm điểm tại thời điểm chốt phiên, trong đó ngành dịch vụ truyền thông và công nghệ có mức giảm lớn nhất.
Xem thêm: Chứng khoán Mỹ tụt lùi khi giới đầu tư đánh giá khả năng suy giảm kinh tế
Song song đó, mối lo ngại của giới đầu tư cũng đã khiến lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng lên con số 3,073%, mức cao nhất kể từ ngày 11/5.
Peter Tuz - Chủ tịch của Chase Investment Counsel ở Charlottesville, Virginia cho biết: “Chúng tôi đã sẵn sàng cho những tin tức có thể liên quan đến lạm phát vào ngày mai”.
Dữ liệu dự kiến cho thấy giá tiêu dùng tăng 0,7% trong tháng 5, trong khi chỉ số giá tiêu dùng cốt lõi (CPI), không bao gồm các lĩnh vực thực phẩm và năng lượng, có nhiều biến động, tăng 0,5% trong tháng.
Chỉ số lạm phát cao hơn dự kiến có thể làm gia tăng lo ngại về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ tăng lãi suất mạnh hơn dự kiến trước đó.
Trước đó, Fed đã tăng lãi suất ngắn hạn thêm 0,75 điểm phần trăm và dự định tiếp tục nâng thêm 50 điểm cơ bản vào tuần tới cũng như cuộc họp chính sách tháng 7.
Được biết, S&P 500 đã ghi nhận một mức cao mới trong 52 tuần qua và 31 mức thấp mới; Nasdaq Composite chứng kiến 18 mức cao mới và 127 mức đáy mới.
Khối lượng trên các sàn giao dịch Mỹ là 11,5 tỷ cổ phiếu, ít hơn 0,57 tỷ so với mức trung bình là 12,07 tỷ cổ phiếu cho tất cả phiên trong 20 ngày giao dịch gần nhất.
Xem thêm: Nền kinh tế Mỹ có thể đang đứng trên bờ vực suy thoái