Thị trường chứng khoán Mỹ sụt giảm trong phiên giao dịch hôm qua sau khi các nhà đầu tư theo dõi sát sao các dấu hiệu tiềm ẩn của sự suy yếu nền kinh tế và chú trọng tới thị trường trái phiếu.
Thị trường chứng khoán Mỹ sụt giảm trong phiên giao dịch hôm qua sau khi các nhà đầu tư theo dõi sát sao các dấu hiệu tiềm ẩn của sự suy yếu nền kinh tế và chú trọng tới thị trường trái phiếu.
Chỉ số Dow Jones giảm 269,24 điểm, tương đương 0,81%, đóng cửa ở mức 32.910,90. S&P 500 giảm 1,08% xuống 4.115,77 và Nasdaq Composite giảm 0,73%, xuống 12.086,27.
Ngoài ra, cổ phiếu của Credit Suisse đã giảm 1% sau khi ngân hàng này đưa ra lời cảnh báo về lợi nhuận quý II/2022 sẽ khó đạt được những con số tích cực khi Fed tiếp tục thắt chặt chính sách và cuộc xung đột Nga - Ukraine chưa có dấu hiệu kết thúc.
Tương tự đà giảm trên, cổ phiếu của Intel cũng chứng kiến mức giảm mạnh 5% sau khi Ban lãnh đạo doanh nghiệp lo ngại về sự sụt giảm trong nhu cầu tiêu thụ chất bán dẫn.
Trong phiên 8/6 hôm qua, hành động trên thị trường trái phiếu có thể đã làm tổn thương tâm lý nhà đầu tư khi lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm tăng trở lại trên 3%.
Tuy nhiên, ngược chiều sắc đỏ của toàn thị trường Mỹ, năng lượng là một điểm sáng khi lĩnh vực này đóng cửa ở mức cao nhất kể từ tháng 8/2014.
Xem thêm: Nền kinh tế Mỹ có thể đang đứng trên bờ vực suy thoái
Không những thế, cổ phiếu của các công ty công nghệ Trung Quốc được niêm yết tại Mỹ đã hỗ trợ phần nào cho chỉ số Nasdaq với JD.com, Pinduoduo lần lượt tăng khoảng 7,7% và 7,9%.
Trong một diễn biến khác, cổ phiếu của Robinhood đã giảm 3,9% sau khi Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán và giao dịch Gary Gensler nêu chi tiết về những thay đổi quy tắc xung quanh việc thực hiện giao dịch, chẳng hạn như có thể yêu cầu các đơn đặt hàng bán lẻ chuyển thành các cuộc đấu giá.
Hơn nữa, công cụ theo dõi của Fed - GDPNow dự đoán tốc độ tăng trưởng nền kinh tế lớn nhất thế giới chỉ đạt 0,9% trong quý II này, giảm so với mức 1,3% được ghi nhận vào tuần trước.
Bên cạnh đó, theo Hiệp hội Ngân hàng Thế chấp Mỹ, nhu cầu thế chấp đạt mức thấp nhất trong 22 năm vào tuần trước.
Đáng chú ý, nhà kinh tế trưởng Matthew Luzzetti của Deutsche Bank cho biết, khả năng Mỹ phải đối mặt với một cuộc suy thoái ngày càng gia tăng.
Cố vấn kinh tế trưởng của Allianz, Mohamed El-Erian cho hay, khi Fed tiếp tục thắt chặt các điều kiện tiền tệ, những lo ngại về tăng trưởng kinh tế và lợi nhuận doanh nghiệp có thể ảnh hưởng lớn hơn đến thị trường chứng khoán.
Giới đầu tư tiếp tục hướng đến bản báo cáo về chỉ số giá tiêu dùng sẽ được công bố vào ngày mai (10/6) khi đây là dữ liệu quan trọng đối với đường lối chính sách của Fed và liệu cơ quan này có tiếp tục tăng lãi suất với mức tăng nửa điểm hay không.
Chiến lược gia Scott Wren của Wells Fargo chia sẻ: “Chúng tôi tin rằng thị trường chứng khoán có thể sẽ phục hồi bất chấp mọi dấu hiệu về sự tạm dừng trong chu kỳ tăng lãi suất dự kiến. Dữ liệu tích cực từ người tiêu dùng cũng có thể giúp giảm bớt một số lo ngại về tăng trưởng, nhưng trong một số trường hợp, điều này lại gây thêm lo ngại rằng Fed cần phải mạnh tay hơn nữa để hạ nhiệt nhu cầu”.
Thị trường chứng khoán Mỹ nói chung đã có một năm trượt dài khi Fed tăng lãi suất mạnh mẽ làm dấy lên lo ngại suy thoái.
S&P 500 đã giảm khoảng 14% so với mức cao nhất mọi thời đại đạt được vào tháng 1/2022. Song song đó, Nasdaq thiên về công nghệ giảm khoảng 25% so với mức cao kỷ lục.
Xem thêm: Thị trường chứng khoán Mỹ phục hồi vào phiên đầu tuần