Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tạm hoãn việc tăng lãi suất vào ngày hôm qua (9/6), nhưng xác nhận kế hoạch tăng lãi suất vào tháng tới trong nỗ lực chống lạm phát.
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tạm hoãn việc tăng lãi suất vào ngày hôm qua (9/6), nhưng xác nhận kế hoạch tăng lãi suất vào tháng tới trong nỗ lực chống lạm phát.
Hôm qua, ECB đưa ra thông báo rằng, ngân hàng này sẽ tăng lãi suất lên 25 điểm cơ bản vào tháng 7 tới, đánh dấu lần đầu tăng lãi suất trong hơn một thập kỷ qua. Đồng thời, ECB cũng cho biết sẽ tiến hành một đợt tăng lãi suất lớn vào tháng 9 nếu “triển vọng lạm phát trung hạn vẫn diễn ra hoặc tồi tệ hơn”.
Chủ tịch ECB Christine Lagarde cho biết tại một cuộc họp báo: “Lạm phát cao là điều không thể tránh khỏi và dự kiến sẽ duy trì trên mức mục tiêu trong một thời gian”.
Cũng tại phiên họp ngày hôm qua, ECB đã nâng dự báo lạm phát hàng năm ở khu vực đồng Euro lên 6,8% trong năm nay và cho biết, tỷ lệ lạm phát sẽ duy trì trên mức 2% đến năm 2024. Song song đó, cơ quan này cũng hạ dự báo tốc độ tăng trưởng nền kinh tế của khối.
Bên cạnh đó, GDP của 19 quốc gia thuộc khu vực đồng Euro hiện được dự đoán sẽ tăng 2,8% vào năm 2022 và 2,1% trong năm tới.
Xem thêm: Ngân hàng Trung ương Australia quyết tâm tăng mạnh lãi suất
Theo Eurostat, lạm phát của khu vực đồng tiền chung châu Âu đã đạt mức cao nhất mọi thời đại là 8,1% vào tháng trước.
Cuộc xung đột Nga - Ukraine đã làm gia tăng lạm phát toàn cầu và gây áp lực lên Liên minh châu Âu trong việc tìm kiếm các giải pháp thay thế cho mặt hàng dầu và khí đốt của Nga.
Lagarde nói rằng, giá năng lượng cao hơn gần 40% so với tháng 5/2021 và tiếp tục duy trì ở mức cao trong thời gian tới.
Bà nói: “Nếu cuộc xung đột, tâm lý kinh tế có thể trở nên tồi tệ hơn, các hạn chế từ phía nguồn cung có thể tăng lên và chi phí năng lượng cũng như lương thực có thể vẫn cao hơn dự kiến”.
Hơn nữa, mặc dù châu Âu ở tình thế khó khăn hơn Mỹ và Anh khi phải “hứng chịu” ảnh hưởng kinh tế trực tiếp từ cuộc xung đột Nga - Ukraine nhưng ECB vẫn “chậm chân” hơn trong việc giải quyết lạm phát so với hai quốc gia trên.
Ngân hàng Trung ương châu Âu đang cố gắng đạt được một sự cân bằng tinh tế khi vừa phải tăng lãi suất nhằm “hạ nhiệt” tình hình giá cả tăng cao, vừa phải giữ lãi suất ở mức vừa phải để tránh đẩy nền kinh tế vào suy thoái.
Bill Papadakis, một chiến lược gia vĩ mô tại Bank Lombard Odier nhận định, quyết định tăng lãi suất và kết thúc chương trình mua trái phiếu của ECB từ ngày 1/7 hoàn toàn là quyết định đúng đắn.
Nhưng viễn cảnh về một đợt nâng lãi suất lớn hơn vào tháng 9 có thể là một sai lầm, ông nói.
Tuy nhiên, nhìn nhận ở một góc độ khác, Chủ tịch ECB cho biết, tỷ lệ người lao động có việc làm cao và quá trình mở cửa của nhiều lĩnh vực sau đại dịch chính là những yếu tố giúp thúc đẩy tiêu dùng
Bà nói: “Các điều kiện được đưa ra để nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng và phục hồi hơn nữa trong trung hạn”.
Xem thêm: ECB bắt đầu tăng lãi suất vào tháng 7/2022 nhằm kiềm chế lạm phát