CEO IMF: Lạm phát toàn cầu có thể sớm hạ nhiệt

Thứ ba, 08/11/2022 | 14:24 Theo dõi CFĐT trên

Theo một số chuyên gia, mặc dù chúng ta chưa cảm nhận được dấu hiệu tích cực về tình trạng lạm phát hiện nhưng giai đoạn tồi tệ nhất có thể đã đi qua.

CEO IMF: Lạm phát toàn cầu có thể sớm hạ nhiệt (Ảnh minh họa)
CEO IMF: Lạm phát toàn cầu có thể sớm hạ nhiệt (Ảnh minh họa)

Lạm phát đã và đang tác động đến các quốc gia trên thế giới trong một năm trở lại đây. 

Tại Mỹ, lạm phát hàng năm hiện đang ở mức 8,2%. Ở Anh, giá cả tăng 8,8%, trong khi khu vực đồng Euro còn tệ hơn với lạm phát neo ở mức 10,7%.

Thế nhưng, một số chuyên gia nhận định lạm phát trên toàn cầu đã đạt đỉnh.

Kristalina Georgieva, CEO Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), nói với Bloomberg hôm thứ Hai rằng: “Tôi sẽ không ra kết luận trước khi có dữ liệu, nhưng rất có thể lạm phát toàn cầu đã đạt đỉnh”.

Bên cạnh đó, ông Paul Krugman, nhà kinh tế từng đoạt giải Nobel năm 2008, nói rằng: “Câu chuyện lạm phát hiện tại có thể phức tạp hơn những gì chúng ta thấy ban đầu bởi các chỉ báo kinh tế thường có độ trễ và bây giờ có thể chúng đang phát tín hiệu rằng lạm phát đang đi xuống”.

Trong nhiều tháng qua, Krugman đã tuyên bố rằng, giá cả ở một số lĩnh vực chính gây ra lạm phát, bao gồm giá thuê nhà, đã giảm. Nhưng, điều này vẫn chưa được công bố trên các trang dữ liệu chính thức. 

Hôm 5/11, ông Krugman viết trên Twitter rằng khi tính đến độ trễ của các dữ liệu kinh tế, lạm phát hiện nay ở Mỹ thậm chí đã sụt giảm xuống ngưỡng 4%.

Bà Georgieva cho hay, các đợt tăng lãi suất đồng loạt trên thế giới có thể đã kéo được lạm phát đi qua đỉnh, đồng thời cho rằng lạm phát nên là “ưu tiên hàng đầu” của các Ngân hàng Trung ương toàn cầu và tán thành việc tăng lãi suất.

Song song đó, CEO IMF cũng cảnh báo, việc đưa lạm phát trở lại mức mục tiêu 2% hàng năm sẽ "khó khăn hơn" vì các vấn đề của chuỗi cung ứng toàn cầu vẫn chưa được giải quyết triệt để.

Bà Kristalina Georgieva chia sẻ: “Chúng tôi thực sự nghĩ rằng lạm phát sẽ khó mà giảm xuống mức các Ngân hàng Trung ương mong muốn là 2%. An ninh chuỗi cung ứng có vai trò quan trọng. Nếu các doanh nghiệp tiếp tục đa dạng hóa chuỗi cung ứng thì chắc chắn giá cả sẽ chịu áp lực tăng”.

Xem thêm: Giám đốc IMF muốn các ngân hàng trung ương tiếp tục tăng lãi suất

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Ở Mỹ, lạm phát cho đến nay vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm rõ rệt. Gần một nửa người tiêu dùng Mỹ nghĩ rằng lạm phát sẽ còn kéo dài ít nhất trong năm tới và nhiều người đã phải thắt chặt ví tiền, chi tiêu ít hơn trong các đợt nghỉ lễ.

Bên cạnh đó, mục tiêu cuối cùng của Fed là đưa lạm phát xuống gần tỷ lệ 2% nhất có thể. Và một nhà kinh tế cho rằng, cơ quan này đã ở gần với mục tiêu đó hơn những gì họ nghĩ.

Ông Krugman tin rằng các chỉ báo lạm phát chính không phản ánh được lạm phát “thực sự” với lập luận: “Chúng ta có lý do để tin rằng tình trạng thiểu phát đang diễn ra một cách khá mạnh mẽ nhưng chưa được ghi nhận bởi các thước đo tiêu chuẩn”.

Theo Krugman, các yếu tố tác động đến lạm phát như giá thuê nhà giảm và tăng trưởng tiền lương chậm lại thường mất một khoảng thời gian để được ghi nhận trong các báo cáo lạm phát. Chính vì vậy, ông tin rằng lạm phát hiện tại có thể thấp hơn nhiều số liệu chính thức.

Dựa trên kết quả khảo sát của trang Apartments.com, chi phí thuê nhà ở Mỹ đã giảm xuống trong tháng 9, lần đầu tiên trong vòng hai năm qua. Báo cáo hàng quý của Cục Thống kê Lao động Mỹ cho thấy so với cùng kỳ năm trước, tốc độ tăng trưởng tiền lương của quý III đã chững lại từ mức 5,5% của quý II xuống còn 5,2%. 

Ở chiều hướng ngược lại, theo khảo sát cuối tháng 9 của CNBC, có đến gần 60% Giám đốc Tài chính tại các doanh nghiệp lớn ở Mỹ không nghĩ rằng lạm phát đã đạt đỉnh. Nhiều người dự đoán suy thoái sẽ đến vào đầu năm sau và từ đó lạm phát mới đi xuống.

Cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Larry Summers là nhân tố đặc biệt bi quan về cơ hội giảm thiểu lạm phát của Cục Dự trữ Liên bang mà không gây ra suy thoái kinh tế nghiêm trọng.

Hay ngay cả như tổ chức IMF cũng thể hiện rõ quan điểm không lạc quan rằng lạm phát đã đạt đỉnh. 

Trong báo cáo triển vọng kinh tế toàn cầu mới nhất công bố tháng trước, IMF dự đoán lạm phát toàn cầu sẽ đạt đỉnh 9,5% trong năm nay và giảm còn 4,1% vào năm 2024.

Xem thêm: Fed có thể phải thổi bay nền kinh tế để kiểm soát lạm phát

Nhật Hà (Theo Fortune)
Theo VnMedia.vn Copy
Fed: Lạm phát 3% đáng quan ngại hơn nhiều so với ngưỡng 8%

Fed: Lạm phát 3% đáng quan ngại hơn nhiều so với ngưỡng 8%

Điều gì sẽ xảy ra nếu lạm phát không quay trở lại mức 2%, và thay vào đó tăng lên ở ngưỡng cao hơn, chẳng hạn như 3%? Đó là khi mọi thứ bắt đầu trở nên đáng sợ.
Hai lãnh đạo cấp cao của Thế Giới Di Động cùng “bắt đáy” cổ phiếu doanh nghiệp

Hai lãnh đạo cấp cao của Thế Giới Di Động cùng “bắt đáy” cổ phiếu doanh nghiệp

Trong bối cảnh cổ phiếu CTCP Đầu tư Thế giới Di động (HOSE: MWG) giảm mạnh, Chủ tịch HĐQT MWG, ông Nguyễn Đức Tài cùng Tổng Giám đốc và Thành viên HĐQT Thế giới Di động Trần Huy Thanh Tùng đã đăng ký mua lượng lớn cổ phiếu doanh nghiệp.
Chủ tịch và cổ đông lớn của PDR tiếp tục bị bán giải chấp

Chủ tịch và cổ đông lớn của PDR tiếp tục bị bán giải chấp

CTCK Tân Việt đã phát đi thông báo mới nhất về việc tiếp tục bán giải chấp gần triệu cổ phiếu CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (HOSE: PDR) của Chủ tịch HĐQT ông Nguyễn Văn Đạt cũng như cổ đông lớn tại doanh nghiệp này. 
Giá vàng trong nước lùi về sát mốc 67 triệu đồng/lượng

Giá vàng trong nước lùi về sát mốc 67 triệu đồng/lượng

Tiếp tục có sự điều chỉnh giảm, giá vàng trong nước sáng nay, 8/11, đã lùi sát về mốc 67 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra...
Vàng, bitcoin và chứng khoán đạt mức cao kỷ lục trong tuần

Vàng, bitcoin và chứng khoán đạt mức cao kỷ lục trong tuần

Chứng khoán khởi đầu tuần ở mức cao nhưng kết thúc bằng sự sụt giảm. Chỉ số S&P 500 hôm thứ Ba (12/3) đã đạt mức cao kỷ lục lần thứ 17 trong năm nay, khi các nhà đầu tư phớt lờ mức tăng giá tiêu dùng hàng năm cao hơn dự kiến ​​là 3,2% và hoan nghênh sự hạ nhiệt ở một số danh mục như giá thực phẩm.
Cổ phiếu được khuyến nghị ngày 17/2: PVD, TCM, VHC

Cổ phiếu được khuyến nghị ngày 17/2: PVD, TCM, VHC

Chúng tôi xin tóm lược khuyến nghị của các công ty chứng khoán đối với một số mã cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày 17/2, bao gồm: PVD, TCM, VHC.
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 17/2: Thị trường có thể sẽ quay lại đà giảm

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 17/2: Thị trường có thể sẽ quay lại đà giảm

Độ rộng thị trường đã có chiều hướng tích cực cho thấy cơ hội ngắn hạn đang gia tăng trở lại, nhưng cơ hội giải ngân chưa rõ ràng cho nên các nhà đầu tư chỉ nên mua mới với tỷ trọng thấp.
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 16/2: VN-Index sẽ có nhịp hồi phục đủ T+

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 16/2: VN-Index sẽ có nhịp hồi phục đủ T+

Nhìn chung, VN-Index dự báo sẽ có nhịp hồi phục đủ T+ để kiểm tra lại vùng cân bằng tuần trước đó bị phá vỡ ở quanh khu vực 1.060 – 1.075 điểm. Xu hướng thị trường sắp tới cần quan sát thêm các phiên phục hồi sắp tới mới có thể dự đoán rõ ràng hơn.
Cafe Khởi nghiệp