Trong bối cảnh lạm phát có dấu hiệu chững lại và rủi ro suy thoái kinh tế ngày càng tăng cao, đa số các Ngân hàng Trung ương vẫn chưa có ý định ngừng hoặc giảm tốc tốc độ tăng lãi suất.
Trong bối cảnh lạm phát có dấu hiệu chững lại và rủi ro suy thoái kinh tế ngày càng tăng cao, đa số các Ngân hàng Trung ương vẫn chưa có ý định ngừng hoặc giảm tốc tốc độ tăng lãi suất.
Các nhà hoạch định chính sách ở Canada và Kazakhstan cho biết, họ sẽ sớm giữ ổn định lãi suất, trong khi các Ngân hàng Trung ương ở Brazil và Ba Lan quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản trong ba cuộc họp liên tiếp. Bên cạnh đó, Ngân hàng Trung ương Úc đã tăng lãi suất cơ bản lên mức cao nhất trong 10 năm và cho biết họ dự kiến sẽ thắt chặt chính sách hơn nữa khi tìm cách hạ nhiệt lạm phát nóng nhất trong ba thập kỷ.
Tuần này, Fed cũng dự kiến sẽ giảm tốc độ tăng lãi suất, nhưng có khả năng là còn quá sớm để thảo luận về việc tạm dừng tăng lãi suất.
Chỉ số giá sản xuất trong tháng 11 của Mỹ đã tăng nhiều hơn dự báo do dịch vụ thúc đẩy và nhấn mạnh áp lực lạm phát có thể sẽ khiến Fed tiếp tục tăng lãi suất vào năm 2023.
Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp định kỳ của Mỹ đã tăng lên mức cao nhất kể từ đầu tháng 2 trong tháng 11, cho thấy những người Mỹ đang mất việc đang gặp nhiều khó khăn hơn trong việc tìm việc mới khi thị trường lao động có dấu hiệu hạ nhiệt.
Xem thêm: Các nhà đầu tư đặt cược vào việc cắt giảm lãi suất trong năm 2023 bất chấp tín hiệu của Fed
Căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, đại dịch Covid-19 toàn cầu, Brexit và xung đột Nga - Ukraine đã làm xáo trộn những cách thức cố hữu một thời mà các nền kinh tế lớn nhất thế giới giao dịch với nhau.
Các đường nét thay đổi của hệ thống thương mại toàn cầu đánh dấu một kiểu “tái toàn cầu hóa”, trong đó các công ty đa quốc gia đang điều chỉnh mạng lưới thương mại của họ để thích ứng với những thách thức kinh tế và địa chính trị mới.
Trong khi đó, tình trạng tồn đọng của các tàu chở dầu tại eo biển Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục gia tăng khi các cuộc đàm phán không đưa ra được giải pháp cho các vấn đề trục trặc bảo hiểm do lệnh trừng phạt đối với dầu thô của Nga. Dữ liệu vận chuyển do Bloomberg tổng hợp cho thấy, có tới 26 tàu chở dầu chứa hơn 23 triệu thùng dầu từ Kazakhstan đã không thể đi qua eo biển Bosphorus và Dardanelles vào ngày 7/12.
Ngoài ra, xuất khẩu và nhập khẩu của Trung Quốc đều giảm với tốc độ nhanh hơn trong tháng 11 do nhu cầu bên ngoài tiếp tục suy yếu và sự bùng phát dịch Covid ngày càng trầm trọng đã làm gián đoạn sản xuất và cắt giảm nhu cầu trong nước. Xuất khẩu tính theo đồng USD đã giảm gần 9% trong tháng 11 so với cùng kỳ năm ngoái, mức trượt lớn nhất kể từ tháng 2/2020.
Trong khi đó, nền kinh tế Nhật Bản chịu một tác động nhỏ hơn so với dự kiến ban đầu, được đánh dấu bằng đợt bùng phát mới của Covid và sự sụt giảm của đồng Yên với dự kiến GDP sẽ tăng trưởng trở lại trong quý này. Tuy nhiên, mức tiêu thụ suy yếu làm dấy lên lo ngại về khả năng phục hồi của nền kinh tế.
Tăng trưởng kinh tế của Australia giảm tốc trong ba tháng tính đến tháng 9 do nhập khẩu tăng vọt, phản ánh mức tiêu thụ mạnh và khả năng phục hồi của các hộ gia đình đối với việc tăng lãi suất của Ngân hàng Dự trữ.
Tại khu vực châu Âu, số đơn đặt hàng tại nhà máy của Đức đã tăng trong tháng 10, làm dấy lên kỳ vọng cho các nhà sản xuất ở nền kinh tế lớn nhất châu Âu khi họ phải vật lộn với lạm phát và chi phí năng lượng tăng cao do xung đột Nga-Ukraine.
Trong một diễn biến khác, có ít nhất 15 trong số 72 thị trường mới nổi trong chỉ số Bloomberg đang có giao dịch trái phiếu bằng USD ở mức “khó khăn” sau khi xung đột Nga-Ukraine đã thúc đẩy lạm phát giá lương thực và năng lượng toàn cầu. Mặc dù đã có một đợt phục hồi nhỏ trên thị trường trái phiếu trong những tuần gần đây, nợ khó đòi ở các thị trường mới nổi vẫn là một điểm yếu nghiêm trọng trong nền kinh tế toàn cầu đang đối mặt với một cuộc suy thoái.
Xem thêm: Cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ: Fed sẽ cần tăng lãi suất nhiều hơn mong đợi của thị trường