Các nền kinh tế mới nổi ở châu Á sẽ ‘không vội’ chạy đua lãi suất với Fed

Thứ sáu, 18/02/2022 | 15:44 Theo dõi CFĐT trên

Dù Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) bất ngờ chuyển sang lập trường chính sách tiền tệ cứng rắn, ngân hàng trung ương của các nền kinh tế mới nổi ở khu vực châu Á cũng sẽ “không vội” đuổi theo Fed.

Một người đi xe máy đeo mặt nạ bảo vệ khi ngồi bên lề đường tại Sabarmati Riverfront ở Ahmedabad, Ấn Độ - Ảnh: Bloomberg
Một người đi xe máy đeo mặt nạ bảo vệ khi ngồi bên lề đường tại Sabarmati Riverfront ở Ahmedabad, Ấn Độ - Ảnh: Bloomberg

Không phải lo về chuyện phản ứng chậm với lạm phát, hầu hết ngân hàng trung ương của các nền kinh tế mới nổi sẽ duy trì hướng đi chính sách tiền tệ hiện tại và chú ý nhiều hơn đến vấn đề phục hồi nhu cầu trong nước.

Thị trường tài chính toàn cầu đã biến động mạnh trong thời gian gần đây, khi nhà đầu tư điều chỉnh danh mục trước khả năng Fed có nhiều đợt tăng lãi suất trong năm nay. Trước đây, mỗi lần Fed tăng lãi suất, các nền kinh tế mới nổi ở châu Á đều gặp thách thức, vì lãi suất tăng ở Mỹ đẩy tỷ giá đồng USD và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng, dẫn tới sự tháo chạy của các dòng vốn nóng khỏi khu vực. Trong bối cảnh như vậy, các ngân hàng trung ương ở châu Á chịu áp lực phải tăng lãi suất để ngăn sự thoái vốn.

Nhưng các chuyên gia của Bank of America nói rằng có 3 lý do để ngân hàng trung ương của các nền kinh tế mới nổi không đua tăng lãi suất với Fed, ít nhất ở giai đoạn đầu của chu kỳ thắt chặt sắp bắt đầu của Fed.

Thứ nhất, lạm phát ở các nền kinh tế mới nổi châu Á còn đang ở mức thấp.

“Chúng tôi cho rằng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) sẽ phù hợp với mục tiêu chính sách, cho phép các ngân hàng trung ương trong khu vực điều chỉnh chính sách tiền tệ ở mức độ của riêng mỗi nước”, báo cáo viết.

Thứ hai, tăng trưởng của các nền kinh tế mới nổi châu Á đang yếu đi.

“Dự báo hiện tại của chúng tôi cho thấy rằng mức tăng trưởng bình quân của các nền kinh tế mới nổi ở châu Á từ 2020 - 2022 vẫn sẽ thấp hơn so với xu hướng trước đại dịch. Trong khi đó, kinh tế Mỹ và các nền kinh tế mới nổi ngoài châu Á làm tốt hơn nhiều trong việc rút ngắn khoảng cách sản lượng so với trước đại dịch”.

Thứ ba, tình hình dự trữ ngoại hối và cán cân vãng lai hiện tại có thể bảo vệ các nền kinh tế mới nổi ở châu Á khỏi áp lực thoái vốn.

“Dự trữ ngoại hối tiếp tục tăng ở các nền kinh tế mới nổi châu Á, bất chấp sự thoái vốn mạnh trong năm 2020… Ngoài ra, các nền kinh tế mới nổi châu Á cũng đang có thặng dư cán cân vãng lai, cho dù đang nhập khẩu ròng nguyên vật liệu thô”, báo cáo viết.

“Chúng tôi tin rằng ngân hàng trung ương các nền kinh tế mới nổi, ngoại trừ Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC), sẽ dần thắt chặt chính sách tiền tệ, nhưng tốc độ thắt chặt của họ sẽ không nhất thiết phải bằng với tốc độ thắt chặt của Fed”, Bank of America nhận định.

Trung Quốc là một trong những nền kinh tế đầu tiên trên toàn cầu tăng trưởng trở lại trong năm đầu tiên của đại dịch Covid-19. Sau đó, khi Chính phủ nước này rút lại các biện pháp kích cầu và chuyển sang thắt chặt chính sách, nhu cầu trong nền kinh tế Trung Quốc đã giảm mạnh. Gần đây, PBOC chuyển sáng nới lỏng, gồm hạ lãi suất và giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, nhằm hỗ trợ tăng trưởng.

Các tuyên bố chính sách tiền tệ gần đây đã “cho thấy mức độ kiên nhẫn cao” của các ngân hàng trung ương Thái Lan, Malaysia, Indonesi và Philippines, theo chuyên gia kinh tế Tan Boon Heng của Mizuho trong một báo cáo mới đây.

Ngân hàng trung ương của Thái Lan, Malaysia, Philippines và Indonesia đều đang giữ vững lãi suất, mà ông Tan cho rằng nguyên nhân một phần do “tình trạng phục hồi tăng trưởng chậm chạp” tại các nền kinh tế này. Tuy nhiên, cũng có một số ngân hàng trung ương khác ở châu Á, như Hàn Quốc và Singapore, đã phải nâng lãi suất để chống lạm phát.

T.T (Theo CNBC)
Theo VnMedia.vn Copy
Bất chấp thị trường giảm điểm, các nhà đầu tư quốc tế vẫn ‘săn đón’ chứng khoán Trung Quốc

Bất chấp thị trường giảm điểm, các nhà đầu tư quốc tế vẫn ‘săn đón’ chứng khoán Trung Quốc

Các nhà đầu tư quốc tế đang đổ nhiều tiền hơn vào chứng khoán Trung Quốc, ngay cả khi các nhà đầu tư trong nước vẫn thận trọng trên thị trường đại lục.
Chủ tịch Fed: Tăng lãi suất, thắt chặt chính sách hơn để kiểm soát lạm phát trong năm 2022

Chủ tịch Fed: Tăng lãi suất, thắt chặt chính sách hơn để kiểm soát lạm phát trong năm 2022

Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), Jerome Powell đánh giá nền kinh tế Mỹ đã đủ khỏe mạnh và cần phải thắt chặt chính sách tiền tệ.
Lãi suất bình quân liên ngân hàng đang xu hướng tăng rõ rệt

Lãi suất bình quân liên ngân hàng đang xu hướng tăng rõ rệt

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất bình quân liên ngân hàng trong tuần có xu hướng tăng rõ rệt ở một số kỳ hạn chủ chốt. Cụ thể lãi suất bình quân kỳ hạn qua đêm và 01 tháng tăng lần lượt 0,5%/năm và 0,19%/năm lên mức 1,42%/năm và 2,07%/năm.
Người tiêu dùng Việt Nam quan tâm đến điều gì trong năm 2021?

Người tiêu dùng Việt Nam quan tâm đến điều gì trong năm 2021?

Thời gian qua, hoạt động tư vấn, giải quyết yêu cầu, kiến nghị, khiếu nại của người tiêu dùng tại Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Cục CT&BVNTD) đã được Bộ Công Thương, Cục CT&BVNTD rất quan tâm, tạo điều kiện phát triển.
Bắc Bộ mưa to đến rất to, rét buốt kéo dài sang đầu tuần sau

Bắc Bộ mưa to đến rất to, rét buốt kéo dài sang đầu tuần sau

Từ trưa chiều nay (18/02) đến ngày 21/02, ở khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa dông, cục bộ có mưa vừa, mưa to đến rất to. Nhiệt độ giảm mạnh, thấp nhất chỉ từ 8-11 độ C…
Những lưu ý cần nhớ của du khách khi đến Việt Nam từ 15/3

Những lưu ý cần nhớ của du khách khi đến Việt Nam từ 15/3

Từ ngày 15/3, Việt Nam sẽ mở cửa lại hoạt động du lịch. Du khách sẽ cần những lưu ý gì khi đến Việt Nam từ thời điểm này?
Tiết lộ chủ nợ nước ngoài lớn nhất của siêu cường Mỹ

Tiết lộ chủ nợ nước ngoài lớn nhất của siêu cường Mỹ

Theo dữ liệu do Kho bạc Mỹ vừa mới công bố trong tuần này, lượng nắm giữ trái phiếu Kho bạc Mỹ của Nhật Bản đã tiếp tục tăng, vượt quá 1,15 nghìn tỷ USD trong tháng 1. Tokyo là chủ nợ nước ngoài lớn nhất của Mỹ kể từ tháng 6 năm 2019.
Vàng, bitcoin và chứng khoán đạt mức cao kỷ lục trong tuần

Vàng, bitcoin và chứng khoán đạt mức cao kỷ lục trong tuần

Chứng khoán khởi đầu tuần ở mức cao nhưng kết thúc bằng sự sụt giảm. Chỉ số S&P 500 hôm thứ Ba (12/3) đã đạt mức cao kỷ lục lần thứ 17 trong năm nay, khi các nhà đầu tư phớt lờ mức tăng giá tiêu dùng hàng năm cao hơn dự kiến ​​là 3,2% và hoan nghênh sự hạ nhiệt ở một số danh mục như giá thực phẩm.
Cổ phiếu Nvidia tăng vọt sau khi thông báo chip mới sẽ xuất xưởng vào năm 2024

Cổ phiếu Nvidia tăng vọt sau khi thông báo chip mới sẽ xuất xưởng vào năm 2024

Cổ phiếu của Nvidia đã tăng vào ngày hôm qua (19/3) sau khi nhà sản xuất chip đắt giá thế giới cho biết bộ xử lý AI hàng đầu mới của họ dự kiến ​​​​sẽ xuất xưởng vào cuối năm nay và Giám đốc điều hành (CEO) Jensen Huang cho biết ông đang theo đuổi mục tiêu hướng tới thị trường trung tâm dữ liệu có tiềm năng lớn hơn 250 tỷ USD.
Giải mã 'thỏi nam châm' chợ du lịch Xà No thu hút giới thương nhân và đầu tư

Giải mã "thỏi nam châm" chợ du lịch Xà No thu hút giới thương nhân và đầu tư

Từ bao đời nay chợ luôn là nơi diễn ra giao thương buôn bán tấp nập nhất ở khắp Nam Kỳ Lục tỉnh. Hiện tại chợ truyền thống còn đóng vai trò là điểm đến du lịch, nơi thể hiện được bản sắc văn hóa của người dân địa phương rõ nét nhất. Điều này lý giải vì sao các khu như chợ nổi Phụng Hiệp, Cái Răng hay Chợ Du Lịch Xà No lại được địa phương quan tâm và mong muốn đầu tư phát triển mạnh.
Cafe Khởi nghiệp