Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề và chưa từng có của đại dịch COVID-19, song kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2020 vẫn đạt trên 545 tỷ USD, dự báo năm 2021 sẽ vượt mốc 660 tỷ USD, đưa Việt Nam vào nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế.
Theo thông tin về hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá từ Tổng cục Hải quan, tính hết tháng 11, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đã đạt 602 tỷ USD, chính thức vượt mức kỷ lục 500 tỷ USD đã đạt được vào 2 năm trước.
Trong đó, xuất khẩu đạt 299,67 tỷ USD, tăng 17,5%; nhập khẩu đạt 299,45 tỷ USD, tăng 27,5%. Tính chung 11 tháng năm 2021, cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 225 triệu USD.
Trong 11 tháng năm 2021 có 34 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 93,5% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 7 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 66,4%).
Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu 11 tháng năm 2021, nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản đạt 3,57 tỷ USD, tăng 27,8% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 1,2% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu (tăng 0,1 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước). Nhóm hàng nông sản, lâm sản đạt 21,4 tỷ USD, tăng 15,4% và chiếm 7,1% (giảm 0,2 điểm phần trăm). Nhóm hàng thủy sản đạt 7,95 tỷ USD, tăng 3,5% và chiếm 2,7% (giảm 0,3 điểm phần trăm).
Xuất khẩu của nhóm hàng công nghiệp chế biến tiếp tục giữ vai trò chủ lực, với kim ngạch xuất khẩu đạt 266,75 tỷ USD, tăng 18% và chiếm tỉ trọng 89% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Về thị trường xuất khẩu, trong 11 tháng qua, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 84,8 tỷ USD, tăng 22,2% so với cùng kỳ năm trước.
Tiếp đến là Trung Quốc đạt 50,5 tỷ USD, tăng 16,8%. Thị trường EU đạt 35,7 tỷ USD, tăng 11,9%. Thị trường ASEAN đạt 25,9 tỷ USD, tăng 23,3%. Hàn Quốc đạt 20 tỷ USD, tăng 14,6%. Nhật Bản đạt 18 tỷ USD, tăng 3%.
Bộ Công Thương nhìn nhận, trong tháng cuối năm 2021, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đang có nhiều thuận lợi. Trên thế giới, việc các quốc gia, đặc biệt là các thị trường xuất khẩu chủ lực như Hoa Kỳ, EU… đã và đang thực hiện các phương án mở cửa, sử dụng hộ chiếu vaccine, ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý cư dân, tổ chức lại các hoạt động kinh tế, văn hóa xã hội, mở cửa du lịch báo hiệu nhu cầu đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng cao.
Thêm vào đó, nhu cầu thị trường đang tăng vào dịp mua sắm cuối năm, đặc biệt là nhóm hàng mà Việt Nam có lợi thế, tạo đà tăng cho kim ngạch xuất khẩu cả năm.
Ở trong nước, tính tới thời điểm hiện tại, tốc độ và số lượng người được tiêm vaccine ngày càng tăng. Nhờ hiệu quả của công tác chống dịch, Việt Nam có một giai đoạn tương đối dài tổ chức sản xuất chuẩn bị nguồn hàng, xuất khẩu, nhập khẩu trong trạng thái bình thường mới để sẵn sàng bứt tốc.
Ngoài ra, các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đã qua giai đoạn thực thi ban đầu, các doanh nghiệp đã dần thích nghi với các cam kết của hiệp định cùng với lộ trình thuế nhập khẩu của các đối tác sẽ tiếp tục được xóa bỏ hoặc cắt giảm, tạo thêm lợi thế cạnh tranh cho hàng hóa.
Trong 10 năm qua, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã có sự thay đổi mạnh mẽ. Và cứ 2 năm, mốc 100 tỷ USD lại được chinh phục.
Nếu năm 2011, số lượng ngành hàng xuất khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên mới là 21 nhóm, trong đó chỉ có dệt may đạt kim ngạch chục tỷ USD (đạt hơn 14 tỷ USD), nhưng mới hết tháng 11 của năm 2021, xuất khẩu có tới 34 nhóm hàng đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên. Trong đó có 7 nhóm hàng đạt từ 10 tỷ USD trở lên.
Tại Hội nghị Đối ngoại toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng diễn ra vào sáng 14/12, Bộ trưởng Bộ Công Thương cũng đã khẳng định: “Về xuất nhập khẩu, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề, chưa từng có của đại dịch COVID-19, song kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta năm 2020 vẫn đạt trên 545 tỷ USD, dự báo năm 2021 sẽ vượt mốc 660 tỷ USD, đưa Việt Nam vào nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế”.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động kinh tế đối ngoại của nước ta vẫn còn những tồn tại, hạn chế, như: Công tác phổ biến thông tin, kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế chưa thật sâu rộng ở tất cả các cấp từ trung ương đến địa phương và trong cộng đồng doanh nghiệp; Phát triển kinh tế và thương mại quốc tế chủ yếu vẫn dựa vào các yếu tố bề rộng mà thiếu sự đóng góp đáng kể của các yếu tố chiều sâu như năng suất lao động, hàm lượng tri thức hay công nghệ. Đặc biệt, mặc dù thương mại và đầu tư tăng trưởng nhanh nhưng nguyên liệu đầu vào của nhiều ngành sản xuất vẫn lệ thuộc vào thị trường thế giới, chưa có sự tham gia mạnh của các doanh nghiệp trong nước và các chuỗi cung ứng quốc tế quan trọng, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp có tính chất nền tảng, then chốt.
Để đạt được mục tiêu xuất nhập khẩu cả năm, Bộ Công Thương tập trung các giải pháp củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa kí ban hành Thông tư số 21/2021/TT-BCT ngày 10 tháng 12 năm 2021 quy định cửa khẩu nhập khẩu đối với ô tô chở người dưới 16 chỗ ngồi.
Trong năm qua, từ chỗ thiếu hụt chip trầm trọng, ngành sản xuất chất bán dẫn được dự báo sẽ sớm rơi vào tình trạng dư thừa nguồn cung khi các công ty và chính phủ ồ ạt đầu tư vào lĩnh vực này.
Theo ngân hàng đầu tư Natixis và chỉ số thương mại toàn cầu Kiel Trade Indicator, tình trạng tắc nghẽn tại các cảng biển lớn của Trung Quốc hiện đã giảm bớt. Thậm chí, có dấu hiệu tốt hơn một số cảng ở Mỹ.
Trong năm nay, những người giàu nhất nước Mỹ đã bán tổng cộng 42,9 tỷ USD cổ phiếu. Một số CEO không bán bất kỳ cổ phiếu nắm giữ nào trong nhiều năm qua cũng "thoát hàng”, như Elon Musk hay Michael Dell.
Ngày 17/12, giá vàng trong nước tăng nhẹ trở lại với mức bán ra tăng trung bình 150.000 đồng/lượng. Trong khi đó, giá vàng thế giới đạt ở mức 1.799 USD/ounce, tăng thêm 20 USD/ounce.
Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.