Uống nước ngọt thường xuyên hơn có liên quan đến hành vi hung hăng hơn tại mỗi thời điểm và các triệu chứng trầm cảm ở lứa tuổi 11 và 13… - PGS.TS Trương Tuyết Mai cho hay.
Uống nước ngọt thường xuyên hơn có liên quan đến hành vi hung hăng hơn tại mỗi thời điểm và các triệu chứng trầm cảm ở lứa tuổi 11 và 13… - PGS.TS Trương Tuyết Mai cho hay.
Không chỉ làm tăng cân và béo phì, sử dụng nhiều đồ uống có đường gây ra hàng loạt chứng bệnh như: Kháng insulin; Bệnh đái tháo đường type 2; Bệnh tim mạch (CVD); Bệnh thận; Bệnh gan; Bệnh Gout; Ung thư tuyến tụy và ảnh hưởng cả đến sức khỏe tâm thần – theo PGS.TS Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia.
PGS.TS Trương Tuyết Mai cho biết, một phần 330ml hoặc 12oz đồ uống có đường có ga có đường thường chứa khoảng 35g đường, tương đương cung cấp khoảng 140 kcal năng lượng, trong khi cung cấp rất ít giá trị dinh dưỡng khác.
“Theo một nghiên cứu, đồ uống có đường là nguồn đóng góp đường tự do lớn nhất ở trẻ em và thanh thiếu niên ở Vương quốc Anh và đóng góp lớn thứ hai ở người lớn, từ mức đóng góp 25% ở người lớn đến 40% ở thanh thiếu niên.”
Một nửa lượng đường tự do trong các sản phẩm siêu chế biến là từ nước ngọt có ga. Gần một phần năm đến từ các loại nước trái cây và đồ uống có đường khác.
PGS Tuyết Mai cho hay, trong một phân tích gộp kết quả từ 88 nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa việc sử dụng nước ngọt với việc tăng năng lượng và trọng lượng cơ thể.
“Uống thêm 1 lon đồ uống có đường mỗi ngày, nguy cơ béo phì tăng thêm 60% sau 1,5 năm theo dõi.”- PGS Trương Tuyết Mai nêu rõ.
Xu hướng tiêu thụ đồ uống có đường ở Việt Nam
Theo BS Mai, việc tăng hoặc giảm tiêu thụ đường tự do (bất kể lượng đường là bao nhiêu) cũng liên quan thuận chiều với thay đổi cân nặng. Việc giảm lượng đường ăn vào có liên quan đến việc giảm 0,8kg trọng lượng và lượng đường tăng lên có liên quan tới gia tăng 0.75kg. Đường cũng làm tăng phản ứng kích hoạt của não với các tín hiệu về sự ngon miệng, gây kích thích ăn.
Việt Nam tiêu thụ khoảng 46,5g đường tự do/ngày/người, gần bằng mức giới hạn tối đa (50g/ngày) và cao gần gấp đôi so với mức khuyến cáo <25g/ngày của WHO |
Đáng chú ý, các nghiên cứu mà PGS Trương Tuyết Mai dẫn chứng cho thấy, tiêu thụ đồ uống có đường trong thời thơ ấu có liên quan đến nguy cơ béo phì và thừa cân/béo phì cao hơn. Cứ mỗi 100 ml tăng thêm trong tiêu thụ đồ uống có đường mỗi ngày ở tuổi lên 5 sẽ tăng nguy cơ thừa cân/béo phì lên 1,2 lần ở tuổi lên 6.
Về việc tăng nguy cơ mắc Đái tháo đường type 2, PGS Trương Tuyết Mai cho biết, có mối liên hệ thuận chiều giữa việc tiêu thụ Đồ uống có đường và tăng tỷ lệ đề kháng insulin ở trẻ em và thanh thiếu niên.
Tỷ lệ học sinh tại Việt Nam tiêu thụ nước ngọt có ga ít nhất một lần/ngày đã tăng từ 30,17% năm 2013 lên 33,96% năm 2019 |
Nghiên cứu cho thấy, với mỗi 250g đồ uống có đường được tiêu thụ thêm, thì một dấu hiệu kháng insulin ở trẻ em và thanh thiếu niên tăng 5%.
Đáng chú ý, theo PGS Trương Tuyết Mai, uống nước ngọt thường xuyên hơn có liên quan đến hành vi hung hăng hơn tại mỗi thời điểm và các triệu chứng trầm cảm ở lứa tuổi 11 và 13.
Uống 1 hoặc nhiều hơn 1 lon nước ngọt mỗi ngày (Coke, Pepsi, Sprite, or other carbonated soft drinks) có liên quan đến tăng 50% nguy cơ mắc hội chứng chuyển hoá và tăng 25% nguy cơ rối loạn dung nạp đường huyết trên người trưởng thành ở độ tuổi trung niên.
Nghiên cứu tổng quan hệ thống và phân tích từ 14 nghiên cứu với gần 94 nghìn người tham gia cho thấy, tiêu thụ đồ uống có đường thường xuyên có nguy cơ bị tăng huyết áp cao hơn 1,36 lần và nó cũng có liên quan đến việc tăng huyết áp tâm trương 1,67 mmHg ở trẻ em và thanh thiếu niên.
Còn nghiên cứu ở Trung Quốc với hơn 10 nghìn người tham gia cho thấy, học sinh tiểu học và THCS sử dụng đồ uống có đường có nguy cơ mắc tăng huyết áp cao hơn 1,40 lần.
Với người lớn, các nghiên cứu chỉ ra, uống 1 hoặc nhiều hơn 1 lon đồ uống có đường mỗi ngày làm tăng 20% nguy cơ mắc nhồi máu cơ tim ở nam giới; bệnh mạch vành hoặc tử vong do bệnh mạch vành cao hơn 1,35 lần ở nữ giới…
Khuyến nghị: Trẻ em từ 2 đến 18 tuổi: • Hạn chế lượng đường tiêu thụ xuống dưới 25 gam mỗi ngày (<=5% tổng năng lượng nạp vào ). Đồ uống có đường giới hạn không quá 235ml mỗi tuần |