Từng được coi là ‘mỏ vàng’, Big Tech Trung Quốc đã mất đi sức hút đối với giới trẻ

Thứ ba, 25/01/2022 | 09:33 Theo dõi CFĐT trên

Năm 2021, một giai đoạn khó khăn đối với các công ty công nghệ Trung Quốc khi Bắc Kinh chuyển sang kiểm soát đối với lĩnh vực vốn được tự do “tung hoành” và tăng trưởng bùng nổ những năm qua.

big-tech-trung-quoc
Từng được coi là ‘mỏ vàng’, Big Tech Trung Quốc đã mất đi sức hút đối với giới trẻ

Năm 2021 đánh dấu bước ngoặt đối với sự phát triển của các công ty công nghệ lớn (Big Tech) của Trung Quốc.

Xiang Zikui, nhân viên bộ phận game của một trong những công ty internet lớn nhất Trung Quốc, cho biết, cô thấy sốc khi nghe về các đợt sa thải hàng loạt của iQiyi – nền tảng được mệnh danh là Netflix của Trung Quốc.

Thuộc sở hữu của Baidu, từ đầu tháng 12/2021, iQiyi đã cắt giảm hơn 30% nhân sự tại một số bộ phận có chi phí cao, nằm trong kế hoạch sa thải kéo dài tới Tết Nguyên Đán của công ty này.

Sa thải hàng loạt, không còn là "mỏ vàng"

Sa thải hàng loạt, không còn là
Sa thải hàng loạt, không còn là "mỏ vàng"

Theo nguồn tin thân cận, nền tảng chia sẻ video ngắn Kuaishou cũng bắt đầu sa thải những nhân viên bị đánh giá thấp về hiệu quả công việc. Các nhân viên này được đền bù nghỉ việc dựa trên thâm niên, cộng với một tháng lương.

Cả hai công ty này đều không phải là đối tượng trực tiếp của chiến dịch siết quản lý kéo dài cả năm qua của Chính phủ Trung Quốc. Tuy nhiên, việc các công ty này sa thải hàng loạt nhân viên cho thấy môi trường chung khó khăn hơn đối với giới công nghệ do các quy định nghiêm ngặt hơn về nội dung và quyết liệt xử lý hành vi độc quyền.

Sự thay đổi trong lĩnh vực công nghệ tại Trung Quốc diễn ra đột ngột sau cả thập kỷ tăng trưởng ngoạn mục nhờ quy định thông thoáng và tín dụng dễ dàng.

Với những lao động chất lượng cao, vốn xuất thân từ các đại học lớn trong nước và từng được của các hãng công nghệ tranh giành, các công ty công nghệ lớn giờ đây không còn là "mỏ vàng".

Theo một khảo sát của nền tảng tìm việc Lagou, chưa đến 50% người tham gia kỳ vọng sẽ nhận được tiền thưởng cuối năm. Một báo cáo công bố vào tháng 12/2021 của Lagou cho thấy trong tháng 11, nhu cầu tìm việc tại các công ty internet lớn tại Trung Quốc đã giảm 26% so với cùng kỳ năm trước.

Dù nhiều nhân viên tại các Big Tech Trung Quốc chia sẻ rằng công việc hàng ngày của họ không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi các quy định mới của chính phủ, nhiều người trong số họ đang đánh giá lại định hướng nghề nghiệp tương lai của mình.

Feng Xing, một kỹ sư phần mềm làm việc cho một công ty nhà nước tại Thành Đô, Tứ Xuyên, cho biết công ty của anh gần đây có thêm nhiều người đến từ các công ty công nghệ lớn.

Theo Feng, một nhân tố thúc đẩy làn sóng này là luật bất thành văn về mức tuổi trần 35 trong lĩnh vực công nghệ mà ở đó, những người trên 35 tuổi thường ít được nhà tuyển dụng để mắt và có nguy cơ bị sa thải trong các đợt cắt giảm chi phí, trừ phi họ là quản lý cấp cao.

Xem thêm: Big Tech là mối đe dọa đối với metaverse trong tương lai?

Việc sa thải hàng loạt tại các hãng công nghệ Trung Quốc phản ánh xu hướng chung của ngành. Ảnh: Getty Images
Việc sa thải hàng loạt tại các hãng công nghệ Trung Quốc phản ánh xu hướng chung của ngành. Ảnh: Getty Images

Ở một số mảng ngách, tình hình thậm chí tồi tệ hơn.

Kelly Huang, một nhân viên ngoài 30 tuổi từng làm việc cho một trong những nền tảng phát trực tuyến (livestream) hàng đầu Trung Quốc, cho biết việc chính phủ siết quản lý ngành công nghệ gần như dập tắt ý định tham gia lĩnh vực livestream của bất kỳ ai. Điều này trái ngược hoàn toàn với tình hình sôi động với sự phát triển dường như vô hạn của lĩnh vực này khi Kelly gia nhập công ty vài năm trước.

Lĩnh vực livestream liên tục hứng chịu các biện pháp xử lý mạnh tay của nhà chức trách Trung Quốc liên quan tới nội dung nhạy cảm và hành vi trốn thuế của những người có tầm ảnh hưởng trên các nền tảng livestream. Đầu tháng 12/2021, Huang Wei, được biết đến với cái tên Viya trên cộng đồng mạng, nhận án phạt kỷ lục 1,34 tỷ nhân dân tệ (210 triệu USD) vì tội trốn thuế. Theo sau đó là hàng loạt án phạt khác với những người livestream có tầm ảnh hưởng lớn trên các nền tảng bán hàng hàng đầu.

Kelly chia sẻ rằng triển vọng u ám của ngành cô mất tinh thần và cuối cùng đã quyết định nghỉ việc và đầu quân cho một công ty về phần cứng.

Xem thêm: Big Tech Trung Quốc 'bốc hơi' khỏi top 10 thế giới về giá trị vốn hóa thị trường

Người sử dụng dịch vụ internet thay đổi hành vi

Người sử dụng dịch vụ internet thay đổi hành vi
Người sử dụng dịch vụ internet thay đổi hành vi

Tuy nhiên, không chỉ người lao động bị ảnh hưởng bởi các quy định nghiêm ngặt mới của Bắc Kinh trong năm 2021, người sử dụng dịch vụ internet cũng phải thay đổi hành vi.

Tháng 8/2021, nhà chức trách Trung Quốc ra lệnh cấm người dưới 18 tuổi chơi video game hơn 3 giờ mỗi tuần, kèm theo việc siết chặt phát hành video game mới tại nước này. Bắc Kinh nhiều lần nhấn mạnh mục tiêu ngăn chặn tình trạng nghiện chơi game và thúc đẩy việc tiếp cận các nội dung tích cực trong giới trẻ.

Chính phủ Trung Quốc cũng ban hành nhiều quy định để siết quản lý nội dung trực tuyến nhằm thúc đẩy việc tuân thủ và quảng bá các giá trị văn hóa tích cực.

Xem thêm: Rượu Champagne vượt cổ phiếu Big Tech và Bitcoin, trở thành loại tài sản tăng giá mạnh nhất 2021

Xiuli Zhou, một người dùng internet tại Thượng Hải cho biết trong năm qua, cô cảm thấy việc kiểm soát nội dung trực tuyến đã được thắt chặt đáng kể. Là người dùng tích cực trên nền tảng mạng xã hội Douban - nơi cư dân mạng thảo luận về phim, sách và các vấn đề thời sự, Zhou cảm thấy khó giao tiếp hơn với những người dùng khác sau khi nền tảng này tạm dừng chức năng trả lời bình luận trong các nhóm thảo luận.

Hồi tháng 9, Douban đã tạm dừng chức năng trả lời trong một tuần vì “lý do kỹ thuật”, nhưng người dùng internet đồn đoán rằng nền tảng này làm vậy để đáp ứng các quy định mới của Bắc Kinh. 

Đầu tháng 12/2021, Douban, cùng với 105 ứng dụng khác, đã bị loại bỏ khỏi các cửa hàng ứng dụng vì vi phạm quy định về quyền riêng tư sau khi bị phạt vì “tiết lộ thông tin trái pháp luật”.

Cũng trong tháng này, cơ quan quản lý không gian mạng Trung Quốc (CAC) - cơ quan giám sát internet quyền lực tại Trung Quốc, cho biết đã triệu tập và phạt nền tảng mạng xã hội Weibo – thường được gọi là Twitter của Trung Quốc – vì liên tục cho phép truyền bá “các nội dung bị cấm theo luật định”. Từ tháng 1 đến tháng 11/2021, CAC đã phạt Weibo tới 44 lần với tổng số tiền lên tới 14,3 triệu USD.

Zhou cho biết tài khoản của cô trên Weibo cũng đã bị cấm đăng bài với lý do không rõ ràng.

Zhou cho rằng nhiều chính sách được đưa ra nhằm mục đích tốt và có thể thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của ngành công nghệ, tuy nhiên cần có sự rõ ràng về các “ranh giới đỏ” không được vượt qua và người dùng internet có thể làm gì để tự giúp bản thân mình.

Xem thêm: Cuộc trấn áp Big Tech Trung Quốc: Hàng triệu ứng dụng ‘bay màu’ sau 3 năm siết chặt quy định

T.T (Theo SCMP)
Theo VnMedia.vn Copy
Tập đoàn bất động sản Evergrande có CEO mới

Tập đoàn bất động sản Evergrande có CEO mới

Tập đoàn China Evergrande vừa thông báo bổ nhiệm chủ tịch công ty xe điện làm giám đốc điều hành mới của tập đoàn này.
Chủ sở hữu TikTok - ByteDance giải thể bộ phận đầu tư

Chủ sở hữu TikTok - ByteDance giải thể bộ phận đầu tư

ByteDance, chủ sở hữu TikTok đã giải tán bộ phận đầu tư của mình, theo một phát ngôn viên của công ty.
Sau vỡ nợ, chính quyền Quảng Đông đề xuất tái cơ cấu nợ của Evergrande

Sau vỡ nợ, chính quyền Quảng Đông đề xuất tái cơ cấu nợ của Evergrande

Chính quyền tỉnh Quảng Đông dự định đưa ra kế hoạch tái cơ cấu nợ cho Evergrande vào tháng 3 tới. Điều này có thể “xóa sổ” 60% cổ phần của Chủ tịch tập đoàn này, ông Hui Ka Yan.
Lãnh đạo tỉnh Ninh Bình nói gì về tuyến đường 110 tỉ/1 km

Lãnh đạo tỉnh Ninh Bình nói gì về tuyến đường 110 tỉ/1 km

UBND tỉnh vừa tổ chức Lễ khởi công xây dựng công trình cải tạo, nâng cấp đường ĐT 477 (QL37C) dài 1,5km với tổng mức đầu tư là 165 tỉ đồng.
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 24/1: Thận trọng bắt đáy nhóm cổ phiếu đầu cơ

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 24/1: Thận trọng bắt đáy nhóm cổ phiếu đầu cơ

Nhà đầu tư nên thận trọng trong việc bắt đáy nhóm cổ phiếu đầu cơ, xem xét hướng đầu tư vào các cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt trong chu kỳ đầu tư mới. VN-Index có khả năng sẽ sớm cân bằng nhờ vào lực đỡ từ nhóm cổ phiếu ngân hàng và các nhóm VN30 với sự cải thiện lợi nhuận rõ nét trong báo cáo kết quả kinh doanh quý 4/2021.
Thị trường chứng khoán toàn cầu sụt giảm kỷ lục trong hơn một năm đại dịch

Thị trường chứng khoán toàn cầu sụt giảm kỷ lục trong hơn một năm đại dịch

Ngày 21/1, thị trường chứng khoán toàn cầu bị sụt giảm mạnh nhất trong hơn một năm do cổ phiếu Netflix bị lỗ nặng dẫn đến tình trạng bán tháo cổ phiếu công nghệ tràn sang các lĩnh vực khác. Các nhà đầu tư đã chạy đua ra khỏi các góc đầu cơ của thị trường khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tiến hành thắt chặt các điều kiện tài chính.
Happy Money vinh dự nhận giải thưởng TOP 10 Thương hiệu nổi tiếng Châu Á - Thái Bình Dương 2023

Happy Money vinh dự nhận giải thưởng TOP 10 Thương hiệu nổi tiếng Châu Á - Thái Bình Dương 2023

Công ty Cổ phần Thương mại và Liên kết Nano (Happy Money) vừa được vinh danh "Top 10 Thương hiệu nổi tiếng châu Á - Thái Bình Dương 2023"
PSD dự kiến chi hơn 30 tỷ đồng để tạm ứng cổ tức 2022

PSD dự kiến chi hơn 30 tỷ đồng để tạm ứng cổ tức 2022

CTCP Dịch vụ Phân phối Tổng hợp Dầu khí - Petrosetco (HNX: PSD) mới đây đã phát đi thông báo về ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức đợt 1 năm 2022. 
TPBank đột ngột rời lịch chi trả cổ tức

TPBank đột ngột rời lịch chi trả cổ tức

Mới đây, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, HOSE: TPB) vừa thông báo về việc thay đổi kế hoạch trả cổ tức bằng tiền mặt.
Ăn nên làm ra, Sabeco kế hoạch “thu nạp” hai công ty

Ăn nên làm ra, Sabeco kế hoạch “thu nạp” hai công ty

Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, HOSE: SAB) đã lên kế hoạch nâng sở hữu CTCP Tập đoàn Bao bì Sài Gòn và CTCP Tập đoàn Bia Sài Gòn Bình Tân thành công ty con sau khi ghi nhận lãi gần 5.500 tỷ đồng.
Cafe Khởi nghiệp