Số ca nhiễm Covid-19 ở Trung Quốc gia tăng khiến các doanh nghiệp trên toàn quốc phải chật vật đối phó với các đợt đóng cửa và hạn chế, dẫn đến sản xuất bị ngưng trệ, hoạt động vận chuyển hàng hóa bị chậm trễ, đe dọa kéo tụt tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
"Các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt tới mức cực đoan"
Tình trạng phong tỏa đã gây ra đứt gãy nghiêm trọng trong chuỗi cung ứng và hậu cần cho các nhà sản xuất chip và xe điện tại thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Trong khi đó, hơn 100 nhà máy chế biến thủy sản ở thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh đã phải đóng cửa.
Kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, Trung Quốc vẫn duy trì chiến lượng “Không Covid” (Zero Covid) với các biện pháp hạn chế và phong tỏa nghiêm ngặt mỗi khi phát hiện một hoặc chùm ca bệnh trong cộng đồng. Các biện pháp này càng được siết chặt hơn nhằm kiểm soát số ca nhiễm trước thềm Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh dự kiến diễn ra vào tháng 2/2022. Tuy nhiên, các biện pháp này đi liền với những tác động nặng nề với nền kinh tế.
Ngày 30/12, chính quyền Tây An ra lệnh cấm toàn bộ dân số khoảng 13 triệu người ra ngoài nếu như không cần thiết hoặc đi lại vượt quá giới hạn của thành phố. Ngoài ra, thành phố này cũng cấm tất cả phương tiện di chuyển trên đường phố, trừ trường hợp vận chuyển hàng hóa thiết yế hoặc tham gia phòng chống dịch. Từ ngày 9-27/12, thành phố này ghi nhận hơn 800 ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng.
"Các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt tới mức cực đoan khiến chúng tôi không thể vận hành các xe tải của mình”, nhân viên một công ty hậu cần tại thành phố Tây An cho biết. "Chúng tôi đã không thể vận chuyển nhiều sản phẩm công nghiệp, trong đó có hàng điện tử”.
Trong khi đó, hãng xe điện BYD cho biết nhà máy tại thành phố Tây An của công ty đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng do các lệnh hạn chế phòng, chống dịch. Hiện là một trong những hãng xe điện hàng đầu tại Trung Quốc, BYD sản xuất khoảng 600.000 xe tại nhà máy ở Tây An. Cơ sở này cũng là trung tâm sản xuất xe lai sạc điện cả công ty. Do đó, tình trạng gián đoạn trong khâu sản xuất và vận chuyển được dự báo sẽ ảnh hưởng lớn tới doanh số của công ty này.
Các công ty nước ngoài tại Trung Quốc cũng không nằm ngoài vòng ảnh hưởng. Công ty Hàn Quốc Samsung Electronics hiện cũng phải tuân thủ các quy trình khẩn cấp tại khu liên hiệp sản xuất chip ở Tây An, buộc nhân viên phải ăn ở hoàn toàn trong ký túc xá thuộc khuôn viên nhà máy để ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm virus. Theo đại diện Samsung Electronics, cơ sở sản xuất tại Tây An này chiếm tới 40% tổng sản lượng chip nhớ NAND toàn cầu của công ty.
Ngày 29/12, Samsung Electronics và Micron Technology, hai trong số các nhà sản xuất chip nhớ lớn nhất thế giới, đồng loạt cảnh báo rằng các quy định nghiêm ngặt để phòng dịch tại thành phố Tây An làm gián đoạn hoạt động sản xuất của họ tại đây và việc này gây thêm áp lực cho chuỗi cung ứng toàn cầu sau gần hai năm vật lộn với tình trạng chi phí vận chuyển, giá nguyên liệu đầu vào - bao gồm chất bán dẫn - tăng cao.
Tình trạng đóng cửa tiếp tục kéo dài chưa biết bao giờ mở trở lại
Trong khi đó, dọc bờ biển phía đông của Trung Quốc, thành phố Đại Liên đã đóng cửa hơn 100 nhà máy chế biến thủy sản ở Zhuanghe vào đầu tháng 11 khi số ca nhiễm Covid-19 tại đây bắt đầu tăng.
"Chúng tôi vẫn chưa biết khi nào có thể mở cửa trở lại”, Giám đốc một công ty thủy sản ở Đại Liên cho biết.
Những ngày gần đây, thành phố này không ghi nhận ca nhiễm mới nào. Tuy nhiên, chính quyền thành phố vẫn tỏ ra thận trọng về việc khôi phục hoạt động của các nhà máy.
"Sự lây lan của biến thể mới Omicron có thể khiến chúng tôi chưa thể mở lại sớm”, giám đốc một nhà máy thủy sản khác nhận định.
Còn ở thành phố Đông Quan, phía nam tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, từ ngày 13-26/12, chỉ có 26 ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng, tất cả đều ở thị trấn Dalang. Tuy nhiên, các biện pháp hạn chế trên diện rộng đã được áp dụng, làm gián đoạn hoạt động của các nhà máy dệt cũng như nhiều cơ sở sản xuất khác trên trong khu vực này.
Trong khi đó, thành phố Thiên Tân, giáp với Bắc Kinh, ra quy định tăng thời gian cách ly với người nhập cảnh từ 2 tuần lên 3 tuần từ ngày 15/12. Thiên Tân ghi nhận ca nhiễm Omicron đầu tiên trên cả nước vào ngày 9/12. Quan chức thành phố này cho biết hành khách và hàng hóa qua các cảng biến và sân bay tại đây sẽ được theo dõi nghiêm ngặt để kiểm soát dịch bệnh.
Từ khi dịch bùng phát, chiến lược “Zero Covid” (không Covid) đã giúp Trung Quốc phục hồi mạnh mẽ khỏi cuộc khủng hoảng y tế cộng đồng tồi tệ chưa từng thấy trong lịch sử. Tuy nhiên, khi nhiều quốc gia bắt đầu cởi mở hơn với việc “sống chung với dịch bệnh”, quốc gia này vẫn duy trì chiến lược đó và cái giá của việc này đang dần tăng lên.
Theo các nhà phân tích, chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của chính sách này có thể là tiêu dùng hộ gia đình, đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ do các biện pháp hạn chế đi lại nghiêm ngặt, phong tỏa và tâm lý tiêu dùng suy yếu.
Bên cạnh đó, việc hàng loạt nhà máy phải đóng cửa cũng gây gián đoạn nghiêm trọng hoạt động sản xuất công nghiệp của quốc gia vốn được mệnh danh là "công xưởng của thế giới" này.
Một số nhà phân tích cho rằng nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài, các công ty nước ngoài có thể tính đến chuyện dịch chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi quốc gia này.
Mới đây, Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) thông báo sẽ tạm ngừng cho doanh nghiệp Trung Quốc IPO trên các sàn chứng khoán Mỹ cho đến khi các doanh nghiệp này công bố rõ ràng hơn những rủi ro mà cổ đông có thể gặp phải.
Cổ phiếu doanh nghiệp Trung Quốc niêm yết tại thị trường Mỹ tiếp tục giảm giá chóng mặt trong phiên giao dịch ngày 27/7, khi nhà đầu tư ở Phố Wall một lần nữa bán tháo những cổ phiếu này vì lo ngại Bắc Kinh sẽ siết kiểm soát doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau.
Với nhiều điều kiện thuận lợi, ưu điểm nổi bật, Lâm Hà - thị trường bất động sản vệ tinh Đà Lạt trở thành điểm nóng cho phân khúc đất nền nghỉ dưỡng. Tọa lạc tại Huyện Lâm Hà, đất nền biệt thự nghỉ dưỡng Eden Hills hội tụ đủ các giá trị: giá trị sử dụng – giá trị tinh thần – giá trị đầu tư, là lựa chọn thông thái cho giới đầu tư bởi vị trí đắt giá với mức giá cạnh tranh chỉ từ 4,6 triệu đồng/m2 cùng ưu đãi tặng vườn rau 200m2 với tổng giá trị lên đến 240 triệu đồng cho mỗi sản phẩm và pháp lý hoàn chỉnh, sổ đỏ lâu dài.
CTCP Dịch vụ Phân phối Tổng hợp Dầu khí - Petrosetco (HNX: PSD) mới đây đã phát đi thông báo về ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức đợt 1 năm 2022.
Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, HOSE: SAB) đã lên kế hoạch nâng sở hữu CTCP Tập đoàn Bao bì Sài Gòn và CTCP Tập đoàn Bia Sài Gòn Bình Tân thành công ty con sau khi ghi nhận lãi gần 5.500 tỷ đồng.