Nhiều chuyên gia cho rằng Bắc Kinh nên vay nợ nhiều hơn để san sẻ áp lực với các địa phương khi ngày càng xuất hiện nhiều dấu hiệu cho thấy nợ chính quyền địa phương tại Trung Quốc đạt ngưỡng không bền vững.
Nhiều chuyên gia cho rằng Bắc Kinh nên vay nợ nhiều hơn để san sẻ áp lực với các địa phương khi ngày càng xuất hiện nhiều dấu hiệu cho thấy nợ chính quyền địa phương tại Trung Quốc đạt ngưỡng không bền vững.
Chính quyền của 31 tỉnh tại Trung Quốc hiện đã phát phát hành lượng trái phiếu gần với mức rủi ro được Bộ Tài chính nước này quy định là 120% thu nhập. Đáng chú ý, nếu phá vỡ ranh giới trên, các chính quyền có thể phải đối mặt với nhiều rào cản pháp lý khi vay vốn, điều này sẽ cản trở tăng trưởng kinh tế.
Các chính quyền này cũng sẽ phải chi trả gần 15.000 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 2.100 tỷ USD), tương đương hơn 40% các khoản nợ, trong 5 năm tới.
Mặc dù có rất ít rủi ro về việc chính quyền cấp tỉnh có thể vỡ nợ nhưng họ sẽ gặp khó khăn trong việc trả nợ. Thay vì dùng để tài trợ cho các khoản chi tiêu mới, ngày càng có nhiều trái phiếu được bán ra để lấy tiền trả nợ cho trái phiếu sắp đáo hạn, điều này gây ảnh hưởng tới tăng trưởng đầu tư.
Ngoài ra, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến khủng hoảng kinh tế là khủng hoảng bất động sản. Doanh thu từ bán đất - trước đây chiếm khoảng 30% ngân sách của chính quyền địa phương - đã giảm mạnh. Ngoài ra, hàng nghìn tỷ Nhân dân tệ cũng được chi ra trong đợt cắt giảm thuế để giúp đỡ doanh nghiệp trong những năm qua.
Chính quyền trung ương gần đây đã lần đầu tiên thừa nhận những lo ngại về rủi ro trả nợ trái phiếu địa phương, đặc biệt thúc giục Thâm Quyến, trung tâm công nghệ, xem xét thành lập quỹ dự phòng để phòng ngừa rủi ro thanh toán nợ.
Xem thêm: Trung Quốc: Khủng hoảng thanh khoản ở cấp chính quyền địa phương
Trong một cuộc họp vào tháng 10 của Quốc hội Trung Quốc, một số đại biểu đã cảnh báo về nguy cơ “khó trả đúng hạn” đối với các khoản nợ của chính quyền địa phương, dự kiến đáo hạn vào năm tới. Các đại biểu này kêu gọi sớm lập kế hoạch dự phòng.
Chuyên gia kinh tế Ding Shuang tại Standard Chartered nhận định, Bắc Kinh nên chịu thêm gánh nặng nợ bằng cách vay nhiều hơn.
Ông Yu Yongding, cựu cố vấn PBOC, cùng các nhà kinh tế khác cũng đưa ra quan điểm tương tự, khuyên Bắc Kinh bán thêm nợ, đặc biệt là trái phiếu để đầu tư vào cơ sở hạ tầng.
Ông Ding nói: “Bắc Kinh chứ không phải các địa phương, nên tạo thêm đòn bẩy. Tài chính tại các tỉnh đã khá yếu trong vài năm qua”.
Trước năm 2020, tỷ lệ nợ/thu nhập khá ổn định. Thế nhưng, đại dịch Covid-19 đã đẩy chi tiêu của chính quyền địa phương lên cao. Theo tính toán của Bloomberg, tỷ lệ này đã tăng lên 118% tính đến cuối tháng 9/2022, từ mức 83% của năm 2019.
Theo một báo cáo của Bộ Tài chính, để đưa khoản vay tổng thể xuống dưới ngưỡng cho phép, các lĩnh vực có rủi ro cao sẽ cần phải cắt giảm quy mô các dự án đầu tư, cắt giảm chi tiêu công và thanh lý tài sản.
Phần tăng trưởng nhanh nhất trong tổng nợ của các tỉnh là trái phiếu đặc biệt, được huy động để tài trợ cho đầu tư cơ sở hạ tầng, giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Gần 11.000 tỷ Nhân dân tệ trái phiếu đặc biệt mới đã được phát hành kể từ năm 2020, cao hơn gấp đôi so với lượng đã bán trong 5 năm kể từ năm 2015, khi chính quyền địa phương lần đầu tiên được phép tự phát hành trái phiếu. Trong năm 2023, chính quyền địa phương sẽ phải trả 3.650 tỷ Nhân dân tệ trái phiếu đáo hạn.
Xem thêm: PBoC cung cấp các khoản vay lãi suất thấp để hỗ trợ trái phiếu của các nhà phát triển bất động sản