Một khảo sát toàn cầu của Nikkei Asia cho thấy, TikTok - ứng dụng chia sẻ video của Tập đoàn Trung Quốc ByteDance là ứng dụng được tải về nhiều nhất thế giới trong năm 2020. Đây là lần đầu tiên ứng dụng này dẫn đầu danh sách kể từ khi khảo sát thường niên này bắt đầu được thực hiện vào năm 2018.
Ứng dụng nhắn tin Facebook Messenger tụt một bậc xuống vị trí thứ hai trong danh sách năm 2021.
Trong đại dịch Covid-19, TikTok (phiên bản toàn cầu của Douyin) càng trở nên phổ biến hơn bao giờ hết, trở thành ứng dụng được tải xuống nhiều nhất tại châu Âu, Nam Mỹ và Mỹ.
Tuy vậy, nhiều người cho rằng thông tin cá nhân chia sẻ qua nền tảng TikTok không được đảm bảo an toàn. Năm 2020, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump yêu cầu ByteDance bán TikTok tại Mỹ, nếu không sẽ bị cấm hoạt động vì lý do an ninh quốc gia. Sau đó, khi lên nắm quyền, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã rút lại sắc lệnh của người tiền nhiệm.
Tuy nhiên, ByteDance cũng như ứng dụng TikTok vẫn đối mặt nhiều bất ổn trong tương lai. Theo Financial Times, ByteDance dự kiến điều chỉnh kế hoạch niêm yết cổ phiếu trong vài tháng tới, trong khi người phát ngôn của công ty này nói với Nikkei Asia rằng không có kế hoạch nào như vậy.
Trở lại bảng xếp hạng toàn cầu, Telegram, ứng dụng nhắn tin được phát triển tại Nga nhưng hiện đặt trụ sở ở Đức, vươn lên vị trí thứ 7. Ứng dụng này được đánh giá cao về mức độ riêng tư khi cho phép người dùng thiết lập tự động xóa tin nhắn trong một khoảng thời gian nhất định. Telegram trước đó được sử dụng phổ biến trong nhóm những người biểu tình ở Hồng Kông và Thái Lan.
Trong khi đó, ứng dụng Likee, đối thủ đồng hương của TikTok với nền tảng tạo video ngắn cho các công ty triển khai chiến lược tiếp thị, xếp thứ 8 về lượt tải về trên toàn cầu.
Theo các nhà phân tích, người dùng mạng xã hội đang có xu hướng quan tâm nhiều hơn tới vấn đề riêng tư, thay vì lựa chọn theo sự tiện lợi và tận dụng cơ hội sử dụng miễn phí.
"Cách tiếp cận của các công ty trong việc xử lý dữ liệu sẽ trở thành yếu tố quyết định để người dùng đưa ra lựa chọn”, Phó Giáo sư Shinichi Yamaguchi tại Trung tâm Trung tâm Truyền thông Toàn cầu, nhận định.
Line, ứng dụng nhắn tin đặc biệt phổ biến tại Thái Lan, bị loại khỏi top 10 toàn cầu do cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ. Tuy nhiên, tại Nhật, ứng dụng này thăng hạng lên vị trí dẫn đầu. Line đang hướng tới mục tiêu trở thành một siêu ứng dụng với việc thúc đẩy tính năng thanh toán.
Line được nhà chức trách tỉnh Osaka, Nhật Bản sử dụng để nhận đăng ký tiêm vắc xin Covid-19 của cư dân. Ứng dụng này cũng được chính quyền nhiều địa phương khác của Nhật sử dụng để phổ biến thông tin, do đó ngày càng trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống của người dân. Tuy nhiên, một nhà thầu phụ tại Trung Quốc của Line bị phát hiện có thể đã tiếp cận dữ liệu người dùng tại Nhật, làm dấy lên lo ngại về tính bảo mật của ứng dụng này.
Tại Trung Quốc, các ứng dụng nội địa chiếm trọn top 10 về số lượt tải. Ba ứng dụng dẫn đầu trong top 10 tại nước này gồm gồm Douyin - phiên bản TikTok tại Trung Quốc của ByteDance và hai ứng dụng nhắn tin của Tencent - QQ và WeChat.
Một tòa án tại Ấn Độ cho biết, ByteDance (chủ sở hữu TikTok) sẽ phải ký quỹ khoảng 11 triệu USD tiền thuế mà chính quyền tin rằng công ty này đang nợ trong một cáo buộc trốn thuế.
Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có văn bản gửi Bộ Xây dựng đề nghị hỗ trợ doanh nghiệp bất động sản, khách hàng vượt khó khăn trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19.
Liên quan đến việc thực hiện Chỉ thị 16 giữa các địa phương, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có văn bản gửi Cục Hàng không yêu cầu hạn chế tối đa số lượng chuyến bay đến sân bay Nội Bài.
Bố trí xe lưu động, bán hàng theo combo, không tiếp xúc, bê chợ ra chỗ thoáng, tổ đi chợ hộ, đưa hàng thiết yếu lên chợ điện tử… những cách bán hàng sáng tạo này đang được một số địa phương áp dụng, nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp.
CTCP Dịch vụ Phân phối Tổng hợp Dầu khí - Petrosetco (HNX: PSD) mới đây đã phát đi thông báo về ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức đợt 1 năm 2022.
Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, HOSE: SAB) đã lên kế hoạch nâng sở hữu CTCP Tập đoàn Bao bì Sài Gòn và CTCP Tập đoàn Bia Sài Gòn Bình Tân thành công ty con sau khi ghi nhận lãi gần 5.500 tỷ đồng.