“Sờ gáy” 9 thửa đất của 2 doanh nghiệp tại Đà Nẵng

Thứ ba, 14/06/2022 | 16:54 Theo dõi CFĐT trên
Dự án Chung cư F.Home do Công ty cổ phần Lương thực Đà Nẵng làm chủ đầu tư có nhiều sai phạm về đất đai, xây dựng. Ảnh: P.V
Dự án Chung cư F.Home do Công ty cổ phần Lương thực Đà Nẵng làm chủ đầu tư có nhiều sai phạm về đất đai, xây dựng. Ảnh: P.V

Thanh tra Thành phố Đà Nẵng vừa công bố Quyết định thanh tra số 41/QĐ-TTTP ngày 8/6/2022 của Chánh Thanh tra thành phố về việc thanh tra việc quản lý, sử dụng đất đai đối với 9 thửa đất tại Công ty cổ phần Lương thực Đà Nẵng và Công ty cổ phần Vật liệu xây dựng, Xây lắp và Kinh doanh nhà Đà Nẵng.

Quyết định thanh tra được thực hiện nhiều năm sau khi Kiểm toán Nhà nước khu vực 3 ban hành báo cáo kiểm toán việc quản lý và sử dụng đất trong và sau quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011-2017 trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng, theo Công văn số 126/KTNN-TH ngày 03/5/2019, Trong đó, khoản 5, Phần III của Báo cáo Kiểm toán kiến nghị thanh tra nội dung trên.

Theo Kiểm toán Nhà nước, Công ty cổ phần Lương thực Đà Nẵng (cổ phần hóa năm 2005) là doanh nghiệp Nhà nước thuộc TP. Đà Nẵng quản lý.

Kết quả kiểm toán xác định có 8 thửa đất (diện tích 7.940,3m2) của Công ty cổ phần Lương thực Đà Nẵng sau cổ phần hóa đã chuyển từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất; đồng thời chuyển mục đích từ thuê đất sản xuất - kinh doanh sang đất ở đô thị có thời hạn sử dụng lâu dài.

Các thửa đất gồm: 298 đường Cách mạng tháng 8 (884,9 m2), 60 đường Hùng Vương (558,5 m2), 16 đường Lý Thường Kiệt (4.105,2 m2), 52 đường Nguyễn Chí Thanh (239,3 m2), 751 đường Ngô Quyền (118,6 m2), 49 đường Lý Thường Kiệt (976,6 m2), 95 Lê Lợi (466,2 m2), 62 đường Tôn Đức Thắng (591 m2).

Qua kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước nhận thấy, sau khi Công ty cổ phần Lương thực Đà Nẵng thực hiện cổ phần hóa, UBND TP.Đà Nẵng đã cho chuyển từ thuê đất sản xuất - kinh doanh sang giao đất có thu tiền sử dụng đất, đồng thời chuyển mục đích sử dụng đất đối với 8 thửa đất trên.

Song, Công ty hoàn toàn không có dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê; các thửa đất Công ty đang sử dụng làm văn phòng làm việc và cơ sở sản xuất kinh doanh. Do đó, các thửa đất trên không thuộc trường hợp được giao đất ở lâu dài theo Điều 34, Điều 84 Luật đất đai 2003 (đối với tổ chức kinh tế không được giao đất ở) và không đúng quy định về thời hạn giao đất tại Điểm 3, Điều 67 Luật Đất đai 2003.

Về trình tự thủ tục, cả 8 thửa đất của Công ty được chuyển từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất và chuyển đổi mục đích sử dụng đất đều do UBND TP. Đà Nẵng chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường (trước năm 20008), Sở Xây dựng (sau năm 2008) và Hội đồng bán đấu giá TP. Đà Nẵng tham mưu việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, trong đó Công ty Quản lý nhà Đà Nẵng (trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trườngN trước năm 2008 và Sở Xây dựng sau năm 2008) trực tiếp ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là trái quy định, không đúng trình tự thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định tại Điều 129, Điều 134 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ.

Việc xác định giá trị quyền sử dụng đất thiếu căn cứ, không phù hợp với các phương pháp xác định giá đất theo quy định như không có thông tin về giá của thửa đất tương tự đã chuyển nhượng, không thu thập thông tin rao bán trên thị trường.

Ngoài ra, sau khi UBND TP. Đà Nẵng cho phép chuyển sang hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất và chuyển đổi mục đích sử dụng đất mà không thẩm tra, thẩm định nhu cầu sử dụng đất của doanh nghiệp là không thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục quy định tại Luật Đất đai 2003.

Đặc biệt, ngay sau khi UBND TP cho phép chuyển sang hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất và chuyển đổi mục đích sử dụng đất, Công ty cổ phần Lương thực Đà Nẵng đã chuyển nhượng 7/8 thửa đất cho cá nhân và sử dụng thửa còn lại ở 95 Lê Lợi để góp vốn kinh doanh để hình thành pháp nhân mới là Công ty cổ phần Bất động sản Chiến Thắng Việt Nam.

Việc chuyển nhượng và góp vốn kinh doanh đã mang lại cho Công ty khoản chênh lệch và thu lợi thể hiện trên báo cáo tài chính là 13,641 tỷ đồng so với giá phê duyệt của UBND Thành phố.

Tại thửa đất số 35 đường Cao Thắng (290 m2), chủ trương của TP. Đà Nẵng là giao đất để xây dựng - kinh doanh ký túc xá sinh viên. Tuy nhiên, sau hai năm xây dựng và hoàn thành ký túc xá (2014), Công ty đã không tiếp tục thực hiện kinh doanh ký túc xá cho sinh viên mà tự ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản trên đất cho doanh nhiệp khác (Công ty cổ phần Xuân Việt) với giá chuyển nhượng 19,500 tỷ đồng. Việc chuyển nhượng là không thực hiện đúng chủ trương kinh doanh ký túc xá sinh viên.

Theo Kiểm toán Nhà nước, UBND TP. Đà Nẵng đã làm không đúng quy định khi cho phép Công ty cổ phần Lương thực chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất thuê sản xuất kinh doanh sang đất ở lâu dài, trong khi công ty không có dự án nhà ở để bán hoặc cho thuê; chuyển hình thức từ thuê đất sang giao đất không đúng trình tự…

Do đó, ngoài việc chỉ ra các sai phạm và yêu cầu khắc phục hậu quả đối với từng đơn vị tại thành phố Đà Nẵng, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo UBND TP. Đà Nẵng thanh tra làm rõ các nội dung sau để xem xét trách nhiệm của cá nhân, tập thể có liên quan theo quy định của pháp luật đối với việc giao đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với mục đích đất ở đô thị có thời hạn sử dụng lâu dài cho hai doanh nghiệp không đúng các quy định tại Điều 34, Điều 67 và Điều 84 Luật Đất đai 2003, đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chuyển tài sản nhà nước thành tài sản thuộc sở hữu của công ty cổ phần, sau đó tiếp tục chuyển nhượng lại cho tư nhân hoặc góp vốn kinh doanh để thu lợi.

Cụ thể, Công ty cổ phần Lương thực Đà Nẵng với 8 thửa đất như trên; Công ty cổ phần Vật liệu xây dựng, Xây lắp và Kinh doanh nhà Đà Nẵng 1 thửa đất (số 158, đường Nguyễn Chí Thanh, diện tích 301,8 m2).

Theo baodautu.vn
Theo VnMedia.vn Copy
Hà Nội: Gần 900 nghìn tỷ đồng phát triển nhà ở giai đoạn 2021 - 2030

Hà Nội: Gần 900 nghìn tỷ đồng phát triển nhà ở giai đoạn 2021 - 2030

Dự kiến, tổng nhu cầu vốn đầu tư xây dựng nhà ở trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2030 khoảng 880.000 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách khoảng 11.700 tỷ đồng.
Đẩy mạnh triển khai chính sách phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân

Đẩy mạnh triển khai chính sách phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân

Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục đẩy mạnh triển khai có hiệu quả các chính sách phát triển và tăng nguồn cung nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo xây dựng lại chung cư cũ.
Thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) vào tháng 10/2023

Thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) vào tháng 10/2023

Theo Chương trình xây dựng pháp luật, pháp lệnh năm 2023, tại Kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023) sẽ trình Quốc hội thông qua 06 luật, trong đó có Luật Đất đai (sửa đổi); Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi); Luật Nhà ở (sửa đổi)...
Gần 150 doanh nghiệp Trung Quốc có thể đối mặt với “án” hủy niêm yết tại Mỹ

Gần 150 doanh nghiệp Trung Quốc có thể đối mặt với “án” hủy niêm yết tại Mỹ

Do những quy tắc kiểm toán mới được ban hành, tổng cộng có khoảng 150 công ty Trung Quốc đang đối mặt với nguy cơ bị hủy niêm yết tại thị trường chứng khoán Mỹ.
Chương trình “Toả sáng nghị lực Việt” năm 2022 nhận hồ sơ đến 25/7

Chương trình “Toả sáng nghị lực Việt” năm 2022 nhận hồ sơ đến 25/7

Chương trình “Tỏa sáng nghị lực Việt” năm 2022 dự kiến sẽ tuyên dương 50 đại biểu là thanh niên khuyết tật tiêu biểu có độ tuổi không quá 35 tuổi.
Việt Nam bị “liệt” vào danh sách giám sát tiền tệ của Mỹ

Việt Nam bị “liệt” vào danh sách giám sát tiền tệ của Mỹ

Theo báo cáo mới nhất của Bộ Tài chính Mỹ, Việt Nam cùng 11 quốc gia khác nằm trong danh sách giám sát tiền tệ của Mỹ do không đáp ứng đủ cả 3 tiêu chí.
Thị trường bất động sản Việt hấp dẫn các nhà đầu tư ngoại

Thị trường bất động sản Việt hấp dẫn các nhà đầu tư ngoại

Việt Nam, với lợi thế từ các yếu tố vĩ mô và sức hút trên hầu hết các phân khúc, đang trở thành điểm đến đầu tư đầy hứa hẹn cho dòng tiền và các nhà đầu tư. Ngoài ra, các nhà đầu tư nước ngoài đã cởi mở hơn với các hình thức đầu tư so với trước kia.
Một phân khúc bất động sản không ghi nhận giao dịch tại nhiều tỉnh suốt 2 tháng đầu năm

Một phân khúc bất động sản không ghi nhận giao dịch tại nhiều tỉnh suốt 2 tháng đầu năm

Suốt 2 tháng đầu năm tại địa bàn các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế… phân khúc nhà phố/biệt thự chỉ có một dự án thuộc giai đoạn tiếp theo mở bán với nguồn cung mới là 7 căn, giảm 42% so với cùng kỳ; tuy nhiên, không có giao dịch nào được ghi nhận.
Giao dịch bất động sản ở Đà Lạt giảm tốc sau thời gian tăng nóng

Giao dịch bất động sản ở Đà Lạt giảm tốc sau thời gian tăng nóng

Năm 2023, trên địa bàn TP. Đà Lạt chỉ có 642 giao dịch đất nền và 465 giao dịch nhà ở được đăng ký biến động chuyển nhượng (giảm 3.078 giao dịch so với cùng kỳ năm 2022).
Mua bán nhà khu đô thị Vạn Phúc - Kinh nghiệm 'xương máu' về BĐS

Mua bán nhà khu đô thị Vạn Phúc - Kinh nghiệm "xương máu" về BĐS

Bất động sản luôn là một lĩnh vực hấp dẫn với nhiều người. Với sự phát triển của các khu đô thị, thị trường bất động sản càng trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Trong đó, mua bán nhà khu đô thị Vạn Phúc được xem là một trong những điểm nóng trên thị trường BĐS. Nếu bạn đang có ý định mua bán nhà tại khu đô thị này, hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết và kinh nghiệm quan trọng trong bài viết này.
Cafe Khởi nghiệp