Chỉ số PMI ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng vọt từ 51,7% trong tháng 4 lên 54,7% trong tháng 5, mức cao nhất trong 12 tháng qua, cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn của ngành này.
Chỉ số PMI ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng vọt từ 51,7% trong tháng 4 lên 54,7% trong tháng 5, mức cao nhất trong 12 tháng qua, cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn của ngành này.
Tại bản Cập nhật Tình hình Kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 6 năm 2022 của Ngân hàng Thế giới cho thấy, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 5 tăng 10,4% (so cùng kỳ năm trước), tương đương tốc độ trước đại dịch. Sản xuất đồ uống tăng 13,8% (so cùng kỳ năm trước), cho thấy tiêu dùng trong nước đang mạnh lên.
Cũng theo Ngân hàng Thế giới, sản xuất may mặc, giày da, và máy vi tính, điện tử và sản phẩm quang học cũng duy trì tăng trưởng vững chắc với tốc độ lần lượt là 26,8%, 17,9% và 16,8% (so cùng kỳ năm trước). Tuy nhiên, sản xuất máy móc, thiết bị giảm tốc từ tốc độ tăng trưởng 26,6% (so cùng kỳ năm trước) trong tháng 3 xuống còn 6,1% trong tháng 4 và chỉ đạt 3,7% trong tháng 5.
“Xu hướng chững lại này có thể liên quan đến gián đoạn chuỗi cung ứng và thiếu nguyên vật liệu đầu vào nhập khẩu do tình trạng phong tỏa để kiểm soát dịch COVID-19 tại Trung Quốc”, Ngân hàng Thế giới nhận định.
Thực tế, kim ngạch nhập khẩu máy móc, thiết bị đã giảm trong 3 tháng qua so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số PMI ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng vọt từ 51,7% trong tháng 4 lên 54,7% trong tháng 5, mức cao nhất trong 12 tháng qua, cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn của ngành này.
Liên quan đến doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng phục hồi mạnh mẽ, báo cáo của Ngân hàng Thế giới cũng cho biết, doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tháng 5 tăng với tốc độ kỷ lục 22,6% (so cùng kỳ năm trước), cao hơn nhiều so với tốc độ tăng 12,7% trong tháng 4.
Sự tăng tốc này một phần xuất phát từ hiệu ứng cơ sở thấp do doanh thu bán lẻ tháng 5/2021 đã giảm 2,1% sau khi COVID-19 bùng phát vào cuối tháng 4/2021 buộc Chính phủ phải áp đặt các biện pháp hạn chế đi lại. Tuy nhiên, một phần lớn hơn, tốc độ tăng trưởng này phản ánh sự củng cố của tiêu dùng trong nước và sự quay trở lại của du khách quốc tế sau khi Chính phủ mở cửa biên giới vào cuối tháng 3/2022.
Khoảng 173.000 lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 5, cao hơn khoảng 70% so với tháng 4 và là con số cao nhất kể từ tháng 4/2020, tuy vẫn chưa bằng 16% con số ghi nhận trước đại dịch.
Doanh thu dịch vụ tiêu dùng – lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề hơn so với doanh thu bán lẻ hàng hóa trong năm 2021- bật tăng mạnh mẽ hơn trong tháng 5 (với tốc độ lần lượt 41% và 18,3% so cùng kỳ năm trước) nhờ dịch vụ lưu trú và ăn uống bùng nổ, tăng đến gần 70% và đã cao hơn 12,4% so với mức trước đại dịch cách đây 3 năm. Doanh thu dịch vụ lữ hành cũng tăng gấp ba lần so với cùng kỳ năm trước, tuy vẫn thấp hơn 60% so với mức trước đại dịch.