Sản xuất công nghiệp đang có những dấu hiệu phục hồi

Thứ sáu, 05/11/2021 | 09:34 Theo dõi CFĐT trên

Hoạt động sản xuất công nghiệp trong tháng 10 đã có những dấu hiệu phục hồi nhẹ khi chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) tháng 10/2021 ước tính tăng 6,9% so với tháng trước nhưng vẫn giảm nhẹ (giảm 1,6%) so với cùng kỳ năm trước.

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 3,3%

Trong tháng 10, tình hình dịch Covid-19 tại nhiều địa phương nhất là TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam đã có những chuyển biến tích cực. Nhiều địa phương đã nới lỏng các hoạt động so với thời gian thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 15/CT-TTg, Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và ban hành các quy định nhằm điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch và từng bước phục hồi, phát triển kinh tế trong trạng thái bình thường mới theo Nghị quyết số 128/NQ-CP quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”.

Do vậy, hoạt động sản xuất công nghiệp trong tháng 10 đã có những dấu hiệu phục hồi nhẹ khi chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) tháng 10/2021 ước tính tăng 6,9% so với tháng trước nhưng vẫn giảm nhẹ (giảm 1,6%) so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 10 tháng năm 2021, IIP của toàn ngành công nghiệp ước tính tăng 3,3% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng 2,7% của cùng kỳ năm 2020 nhưng thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng 9,5% của cùng kỳ năm 2019. 

Chỉ số sản xuất 10 tháng năm 2021 của một số ngành trọng điểm thuộc ngành công nghiệp cấp II tăng trên 10% so với cùng kỳ năm trước như: Sản xuất kim loại tăng 25,1%; sản xuất xe có động cơ tăng 12,5%; Sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế tăng 10,5%;

Ở chiều ngược lại, chỉ số IIP của một số ngành giảm sâu so với cùng kỳ năm trước, như: Khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 13,3%; Công nghiệp chế biến, chế tạo khác giảm11,9%; Sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc và thiết bị giảm 8,8%; sản xuất đồ uống giảm 5,8%; sản xuất phương tiện vận tải khác giảm 5,4%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất giảm 1,1%.

Theo Bộ Công Thương, nhìn chung, hoạt động sản xuất công nghiệp tháng 10 đã dần hồi phục nhưng tính chung 10 tháng năm 2021 vẫn bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh. Vẫn còn một số địa phương tổ chức các biện pháp phòng chống dịch cao hơn quy định Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định số 4800/QĐ-BYT của Bộ Y tế; Một số tỉnh như: Hà Nội, Tiền Giang, Cà Mau... chậm ban hành các hướng dẫn đã gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc dần hồi phục các hoạt động sản xuất, đặc biệt là các khó khăn về lao động.

Việc xử lý, tháo gỡ, khôi phục sản xuất tại một số địa phương còn chưa được quan tâm đúng mức, hoạt động của doanh nghiệp đình trệ tác động đến phát triển sản xuất nói riêng và tăng trưởng nền kinh tế nói chung.

Từ tháng 11/2021, nếu đà kiểm soát dịch bệnh theo chiều hướng khả quan, các biện pháp hỗ trợ, khôi phục nền kinh tế được triển khai đồng bộ, khả năng sản xuất công nghiệp trong 02 tháng cuối năm sẽ có sự tăng trưởng cao hơn.

Giải pháp thực hiện cho những tháng cuối năm

Theo Bộ Công Thương, trong những tháng cuối năm, hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục triển khai khẩn trương, quyết liệt, thống nhất từ Trung ương đến địa phương các nội dung hướng dẫn, chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 128/NQ-CP quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” và các hướng dẫn của Bộ Y tế, Bộ Giao thông vận tải nhằm bảo đảm tối đa lưu thông hàng hóa, lao động trở lại phục vụ việc phục hồi các hoạt động sản xuất sau dịch bệnh, tránh tình trạng “cát cứ”, không thống nhất gây khó khăn cho việc phục hồi các chuỗi cung ứng về hàng hóa và lao động cho sản xuất.

Bên cạnh đó, bảo đảm cung ứng đầy đủ nguyên vật liệu, năng lượng để đáp ứng yêu cầu phục hồi sản xuất, kinh doanh và phát triển kinh tế - xã hội. Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án công nghiệp quan trọng; hỗ trợ tối đa các nhà máy duy trì và khôi phục sản xuất để giữ đơn hàng, chuỗi cung ứng.

Thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường trong và ngoài nước (từ các cơ hội thị trường xuất khẩu do các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mang lại), thương mại điện tử, kết nối giữa nhà sản xuất và các nhà phân phối, tiêu thụ.

Trong dài hạn, cần thống nhất nguồn lực từ Trung ương đến địa phương tập trung đầu tư, phát triển các dự án công nghiệp, đặc biệt là các ngành công nghiệp nền tảng, các ngành sản xuất xuất khẩu chủ lực như công nghiệp vật liệu, công nghiệp hỗ trợ, cơ khí, ô tô, dệt may, da - giày, điện - điện tử, chế biến thực phẩm...

Tập trung hỗ trợ nâng cao năng lực các doanh nghiệp công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ thông qua các giải pháp hỗ trợ về tín dụng, nguồn nhân lực, khoa học và côn nghệ, đổi mới sáng tạo và phát triển thị trường; cũng như các ưu đãi về thuế và đất đai theo quy định của pháp luật.

Xây dựng chính sách thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài các dự án công nghiệp quy mô lớn, có gắn với chuyển giao và làm chủ công nghệ, tận dụng đối đa dòng vốn dịch chuyển trong thời gian tới.

Tăng cường hợp tác quốc tế, xúc tiến thị trường ngoài nước tận dụng tối đa cơ hội từ các quốc gia có Hiệp định thương mại tự do với Việt Nam để thúc đẩy xuất khẩu các ngành hàng chủ lực, liên kết doanh nghiệp trong nước và các chuỗi sản xuất toàn cầu.

Yến Nhi
Theo VnMedia.vn Copy
Cắt giảm tối đa thủ tục để đẩy nhanh giải ngân đầu tư công

Cắt giảm tối đa thủ tục để đẩy nhanh giải ngân đầu tư công

Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho các dự án đầu tư và Tổ công tác đặc biệt về giải ngân đầu tư công tại các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương tăng cường nắm tình hình, chỉ đạo xử lý kịp thời các khó khăn vướng mắc, bất cập trong thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công.
Sữa Dutch Lady vón cục, bốc mùi hôi: Do côn trùng 'đốt' vỏ bao bì?

Sữa Dutch Lady vón cục, bốc mùi hôi: Do côn trùng "đốt" vỏ bao bì?

Thấy con gái uống một ngụm nhỏ từ hộp sữa Dutch Lady do Công ty FrieslandCampina Việt Nam sản xuất rồi khóc lớn và nói rằng sữa đã bị hỏng không uống được, chị Thảo vô cùng hốt hoảng. Sau khi cắt miệng hộp sữa ra để kiểm tra, chị Thảo tá hoả khi phát hiện toàn bộ phần sữa bên trong hộp đã bị vón cục, bốc mùi hôi nồng nặc dù vẫn còn hạn sử dụng và bao bì không có dấu hiệu bị hở. Theo nhà sản xuất, nguyên nhân khiến hộp sữa xuất hiện tình trạng như vậy là do bị… côn trùng cắn.
Hôm nay, Nghị định sửa đổi về kinh doanh xăng dầu bắt đầu có hiệu lực

Hôm nay, Nghị định sửa đổi về kinh doanh xăng dầu bắt đầu có hiệu lực

Nghị định số 95/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 3/9/2014 về kinh doanh xăng dầu, trong đó bổ sung Điều 38a về công thức giá cơ sở xăng dầu vừa được Chính phủ ban hành ngày 1/11 và có hiệu lực từ hôm nay 2/11.
Quy hoạch 54 cụm cảng hàng hóa và 39 cụm cảng hành khách

Quy hoạch 54 cụm cảng hàng hóa và 39 cụm cảng hành khách

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã ký Quyết định phê duyệt Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó có 9 hành lang vận tải thủy; 55 tuyến vận tải chính trên 140 sông, kênh; 54 cụm cảng hàng hóa; 39 cụm cảng hành khách…
Bổ sung quy định giao dịch “đặt cọc” xảy ra trước thời điểm ký Hợp đồng kinh doanh bất động sản

Bổ sung quy định giao dịch “đặt cọc” xảy ra trước thời điểm ký Hợp đồng kinh doanh bất động sản

HoREA vừa có công văn số 100/2021/CV- HoREA góp ý Đề cương Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) gửi Bộ Xây dựng đề nghị bổ sung quy định quản lý hành vi giao dịch bất động sản, nhất là giao dịch “đặt cọc” xảy ra trước thời điểm ký Hợp đồng kinh doanh bất động sản.
Phân khúc nào trên thị trường bất động sản sẽ trỗi dậy?

Phân khúc nào trên thị trường bất động sản sẽ trỗi dậy?

Thị trường bất động sản (BĐS) thời gian qua đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức lớn trước làn sóng dịch COVID-19 bùng phát kéo dài. Hiện thị trường BĐS đang rục rịch khởi động trở lại sau khi nhiều địa phương đã nới lỏng việc giãn cách. Vậy trong thời gian tới, những phân khúc nào sẽ trỗi dậy và là điểm sáng cho thị trường BĐS?
Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.
Cafe Khởi nghiệp