Hoạt động sản xuất trên toàn cầu giảm trong tháng 1, sự phục hồi mong manh

Thứ năm, 02/02/2023 | 16:14 Theo dõi CFĐT trên

Hoạt động sản xuất trên tại Mỹ, châu Âu và châu Á chứng kiến đà giảm trong tháng 1/2023, điều này sự mong manh của quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu mặc dù lĩnh vực sản xuất ở khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) được cho là có thể đã vượt qua "đáy".

Hoạt động sản xuất trên toàn cầu giảm trong tháng 1, sự phục hồi mong manh (Ảnh minh họa)
Hoạt động sản xuất trên toàn cầu giảm trong tháng 1, sự phục hồi mong manh (Ảnh minh họa)

Chu kỳ tăng lãi suất nhanh nhất của Fed kể từ những năm 1980 đã kìm hãm nhu cầu đối với hàng hóa, phần lớn được mua bằng tín dụng. Hoạt động sản xuất của Mỹ tiếp tục sụt giảm trong tháng 1 khi Viện Quản lý cung ứng (ISM) báo cáo Chỉ số quản lý mua hàng (PMI) trong lĩnh vực sản xuất của họ giảm xuống 47,4 từ 48,4 trong tháng 12.

Đợt suy giảm 3 tháng liên tiếp này của Mỹ đã đẩy chỉ số này xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5/2020.

Các nhà kinh tế tại Jefferies cho biết trong một lưu ý gửi cho khách hàng rằng: “Có vẻ như chúng ta sẽ tiếp tục chứng kiến ​​đà đi xuống của lĩnh vực hoạt động sản xuất trong vài tháng nữa”. 

Bên cạnh đó, PMI trong lĩnh vực sản xuất của Eurozone do S&P Global tổng hợp trong tháng 1/2023 đã tăng lên mức cao nhất trong 5 tháng là 48,8, từ mức 47,8 của tháng 12/2022, phù hợp với dữ liệu sơ bộ được đưa ra trước đó nhưng vẫn dưới mốc 50, phân định giữa tăng trưởng và suy giảm.

Mateusz Urban, nhà kinh tế cấp cao tại Oxford Economics, cho biết: "Nhìn chung, chúng tôi nghĩ rằng điều tồi tệ nhất đã qua đối với cả lạm phát và hoạt động sản xuất”.

Các nhà sản xuất ở Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, khởi đầu năm 2023 với triển vọng tươi sáng hơn một chút mặc dù nhu cầu tiếp tục giảm do lạm phát và các vấn đề về chuỗi cung ứng. 

Tại Pháp, nền kinh tế lớn thứ hai của khối, hoạt động của các nhà máy tăng trưởng trở lại mặc dù không mạnh như dự báo ban đầu. 

Trong khi đó, hoạt động sản xuất của Anh đã giảm tháng thứ sáu liên tiếp vào tháng 1/2023, khởi đầu cho một năm 2023 đầy khó khăn khi nền kinh tế nước này có vẻ sắp rơi vào suy thoái.

Tuy nhiên, việc giảm áp lực giá sẽ được các nhà hoạch định chính sách của ngân hàng trung ương hoan nghênh. Lạm phát tăng vọt - ban đầu được mô tả là thoáng qua - đã gây ra nhiều khó khăn hơn dự tính và thúc đẩy ngân hàng này thắt chặt chính sách tiền tệ.

Xem thêm: Giá thực phẩm ở Anh tăng cao kỷ lục

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Tại châu Á, hoạt động của nhà máy đã giảm vào tháng 1 do việc Trung Quốc mở cửa trở lại sau thời gian dài phong tỏa xã hội nghiêm ngặt do đại dịch COVID-19 vẫn chưa phát huy hết tác dụng.

Một cuộc khảo sát khu vực tư nhân cho thấy, đà giảm tốc của hoạt động sản xuất tại Trung Quốc đã chậm hơn vào tháng 1 vừa qua, sau khi Bắc Kinh gỡ bỏ các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt liên quan tới Covid-19 vào cuối năm ngoái.

Chỉ số PMI trong lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc đã tăng lên 49,2 trong tháng 1/2023, so với mức 49 của tháng 12, duy trì dưới mức 50 trong tháng thứ sáu liên tiếp. Dữ liệu này trái ngược với một cuộc khảo sát của Chính phủ Trung Quốc được công bố vào ngày 31/1 cho thấy  số liệu PMI trong lĩnh vực sản xuất của nước này đạt mức tốt hơn mong đợi vào tháng trước.

Ngoài ra, theo kết quả của các cuộc khảo sát, áp lực giá cả đầu vào giảm cũng mang lại những dấu hiệu tích cực ban đầu cho các cường quốc kinh tế châu Á, với tốc độ thu hẹp sản lượng đang chậm lại ở Nhật Bản và Hàn Quốc. 

Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho hay có một sự không chắc chắn về việc liệu khu vực này có thể vượt qua tác động từ nhu cầu toàn cầu chậm lại và lạm phát cao dai dẳng hay không.

Toru Nishihama, nhà kinh tế trưởng tại Viện nghiên cứu Dai-ichi Life ở Tokyo, cho biết: “Thời kỳ suy thoái tồi tệ nhất ở châu Á đã qua, nhưng triển vọng bị che mờ bởi sự yếu kém ở các thị trường xuất khẩu lớn như Mỹ và châu Âu”.

PMI trong lĩnh vực sản xuất ở Indonesia và Philippines cũng tăng trưởng trong tháng Một, nhưng lại giảm ở Malaysia. Trong khi ngành sản xuất của Ấn Độ khởi đầu năm mới yếu kém hơn, khi đạt mức tăng trưởng thấp nhất trong ba tháng.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) mới đây đã nâng nhẹ triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 do nhu cầu "có khả năng phục hồi đáng ngạc nhiên" ở Mỹ và Châu Âu cũng như việc mở cửa trở lại nền kinh tế Trung Quốc. 

Nhưng IMF cho biết tăng trưởng toàn cầu vẫn sẽ chậm lại từ mức 3,4% của năm 2022 xuống 2,9% vào năm 2023, đồng thời cảnh báo thế giới vẫn có thể dễ dàng rơi vào suy thoái.

Xem thêm: Giá dầu thị trường thế giới đi qua một tuần trồi sụt thất thường

Thục San (Theo Reuters)
Theo VnMedia.vn Copy
Cổ phiếu HOT bị cảnh báo có thể rơi vào diện hủy niêm yết

Cổ phiếu HOT bị cảnh báo có thể rơi vào diện hủy niêm yết

Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) vừa có công văn lưu ý về khả năng hủy niêm yết của CTCP Du lịch Dịch vụ Hội An (HOSE: HOT).
HOSE lưu ý về khả năng hủy niêm yết cổ phiếu HVN

HOSE lưu ý về khả năng hủy niêm yết cổ phiếu HVN

Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM (HOSE) công bố văn bản lưu ý về khả năng hủy niêm yết cổ phiếu của Tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP (Vietnam Airlines, HOSE: HVN).
Năng lượng REE muốn nâng sở hữu tại VSH

Năng lượng REE muốn nâng sở hữu tại VSH

Thời gian gần đây, Công ty TNHH Năng lượng REE - công ty con của CTCP Cơ Điện Lạnh (HOSE: REE) đã đăng ký mua 1,5 triệu cổ phiếu của CTCP Thủy điện Vĩnh Sơn Sông Hinh (HOSE: VSH).
Xây dựng mô hình 3 tuyến bảo vệ các tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Xây dựng mô hình 3 tuyến bảo vệ các tổ chức tín dụng phi ngân hàng

NHNNVN đang lấy ý kiến của cá nhân, tổ chức về Dự thảo Thông tư quy định hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng, nhằm ban hành quy định chung về mô hình 3 tuyến bảo vệ để các tổ chức tín dụng phi ngân hàng có cơ sở thực hiện thống nhất.
Luật Nhà ở (sửa đổi): Những kiến nghị đáng lưu ý của HoREA

Luật Nhà ở (sửa đổi): Những kiến nghị đáng lưu ý của HoREA

Theo HoREA có một số quy định về chính sách nhà ở xã hội của Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) chưa thật phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư của Đảng để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, hoặc chưa phù hợp với tình hình thực tiễn của Việt Nam.
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 2/2: Nâng cao tỷ trọng tiền mặt

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 2/2: Nâng cao tỷ trọng tiền mặt

Dưới góc nhìn kỹ thuật, VN-Index đóng cửa tạo một cây nến Marubozu giảm điểm mạnh với khối lượng lớn xuyên thủng vùng hỗ trợ 1.080-1.100 điểm trước đó cho thấy sự lấn át của phe bán.
Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng mạnh

Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng mạnh

Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 2 tháng 2/2024 (từ ngày 16/2 đến ngày 29/2/2024) đạt 28,41 tỷ USD, tăng 46,7% (tương ứng tăng 9,05 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong kỳ 1 tháng 2/2024 (từ ngày 01/2 đến ngày 15/2/2024).
Cartier ra mắt cửa hàng mới tại trung tâm thương mại Union Square

Cartier ra mắt cửa hàng mới tại trung tâm thương mại Union Square

Tọa lạc tại một không gian hoàn toàn mới, cửa hàng có không gian kép đã làm mới sự hiện diện tại thành phố năng động này. Đây là cửa hàng đầu tiên ở Việt Nam áp dụng phong cách thiết kế nội thất mới nhất của Cartier…
Cảnh báo giả danh cơ quan thuế lừa đảo

Cảnh báo giả danh cơ quan thuế lừa đảo

Tổng cục Thuế khẳng định không ủy quyền cho bất cứ công ty hoặc cá nhân ngoài ngành thuế nào thực hiện thu thuế hộ.
Bắt 2 đối tượng mua bán vũ khí quân dụng, thu giữ nhiều súng đạn

Bắt 2 đối tượng mua bán vũ khí quân dụng, thu giữ nhiều súng đạn

Sau một thời gian theo dõi và lập án đấu tranh, ngày 21/3/2024 Công an huyện Hà Trung (Thanh Hóa) đã phá Chuyên án 124-T, bắt giữ 2 đối tượng về hành vi mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép vũ khí quân dụng.
Cafe Khởi nghiệp