Dịch vụ thanh toán “Buy now, Pay later” (BNPL), hay còn gọi là “mua trước, trả sau” đã trở nên phổ biến đối với những người tiêu dùng muốn mua những mặt hàng có giá trị lớn, đặc biệt tại Mỹ.
Dịch vụ thanh toán “Buy now, Pay later” (BNPL), hay còn gọi là “mua trước, trả sau” đã trở nên phổ biến đối với những người tiêu dùng muốn mua những mặt hàng có giá trị lớn, đặc biệt tại Mỹ.
Dù là một hình thức thanh toán giúp người dùng có thể mua được món đồ yêu thích ngay cả khi họ chưa đủ tài chính, thì dựa trên tình hình hiện tại, khi giá cả mọi mặt hàng tăng cao, người tiêu dùng Mỹ lại có xu hướng “dựa dẫm” quá mức vào hình thức thanh toán BNPL để chi trả sinh hoạt phí từ mua cà phê, đồ tạp hóa đến đổ xăng.
Xu hướng này cũng chính là mối lo ngại đối với các nhà kinh tế khi họ sợ rằng, người tiêu dùng sẽ bị xoáy vào “dòng cuốn” nợ nần mà không hề hay biết.
Hình thức thanh toán này chia một giao dịch mua thành 4 hoặc 5 lần thanh toán, trả trong vòng vài tuần hoặc vài tháng. Khách hàng có thể mở một tài khoản mới cho mỗi giao dịch, hoặc vẫn giữ tài khoản cũ nếu đã thanh toán đúng hạn.
Các tài khoản BNPL thường cung cấp lãi suất 0% hoặc mức tối thiểu. Đa số khoản vay BNPL không ảnh hưởng đến điểm tín dụng của người dùng.
Fed cũng đã tiến hành thu thập và theo dõi những khoản vay từ nhiều hộ gia đình như chi tiêu bằng thẻ tín dụng hoặc vay mua xe; thế nhưng, BNPL thường đến từ các nguồn phi ngân hàng và không được giám sát đầy đủ.
Điều này đồng nghĩa với việc, tính đến hiện tại, các cơ quan quản lý của Mỹ không nắm được con số chính xác liên quan đến khoản nợ BNPL của người tiêu dùng, bao gồm khối lượng giao dịch, tỷ lệ nợ quá hạn cũng như lãi suất.
Matt Schulz - Trưởng bộ phận Phân tích tín dụng của LendingTree cho biết: “Sẽ là một vấn đề rất lớn đối với ngân hàng, cơ quan tín dụng cũng như các công ty chấm điểm tín dụng nếu quá trình kiểm soát đối với hình thức thanh toán BNPL không đủ minh bạch và đầy đủ”.
Từ Affirm và Apple đến PayPal và Zip, các công ty BNPL, hiện được ước tính khối lượng giao dịch đạt ít nhất 100 tỷ USD hàng năm - một con số mà các nhà phân tích cho rằng có thể tăng vọt lên 1.000 tỷ USD đến 4.000 tỷ USD trong vòng vài năm tới.
Để thu về lợi nhuận, các nhà cung cấp BNPL tính phí người bán từ 1,5% đến 7% giá giao dịch, theo nghiên cứu của Cục Dự trữ Liên bang Thành phố Kansas.
Đối với một số nhà bán lẻ, theo nghiên cứu từ RBC Capital Markets, chi phí phải trả như trên là hoàn toàn phù hợp.
Cũng theo nghiên cứu của cơ quan trên, dịch vụ BNPL trực tuyến đã tăng doanh số bán lẻ trung bình từ 30% đến 50% và tăng tỷ lệ mua hàng của khách hàng.
Dù tăng trưởng nhanh chóng, hình thức BNPL vẫn có nhiều “red flags” đối với giới kinh tế và các cơ quan quản lý. Họ cảnh báo rằng loại hình này không được quản lý như những sản phẩm tín dụng khác.
Thông tin thêm, “red flags” để ám chỉ những dấu hiệu, cảnh báo về nguy hiểm tiềm tàng hoặc thảm hoạ có thể xảy ra.
Terri R. Bradford, chuyên gia nghiên cứu về hệ thống thanh toán của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tại thành phố Kansas, cho biết, một nhược điểm của BNPL là người dùng dễ bị mắc vào các khoản nợ lớn mà chính bản thân họ cũng không nhận ra.
Bà nói thêm: “Họ có thể chia khoản nợ vào nhiều tài khoản BNPL khác nhau với các nhà cung cấp dịch vụ khác nhau. Đó là một trong những rủi ro lớn nhất”.
Ở một diễn biến khác, ba công ty tín dụng lớn cho biết, họ sẽ bắt đầu đưa hoạt động BNPL vào báo cáo tín dụng những vẫn cần phải dựa vào các nhà cung cấp dịch vụ này để đối chiếu thông tin.
Các nhà cung cấp BNPL khẳng định dịch vụ của mình là một lựa chọn an toàn và bền vững hơn đối với các khoản vay truyền thống.
Đáng chú ý, Cục Bảo vệ Tài chính Người tiêu dùng đã mở một cuộc điều tra về BNPL và bày tỏ lo ngại về các điều khoản không rõ ràng cũng như khả năng thu thập dữ liệu còn yếu kém và việc thiếu các biện pháp bảo vệ người dùng.
Dự kiến kết quả của cuộc điều tra trên sẽ diễn ra vào cuối năm nay.
Xem thêm: Người tiêu dùng Mỹ cắt giảm tối đa chi tiêu nhưng thói quen mua nước hoa vẫn tồn tại