Nhóm quỹ do Dragon Capital quản lý vừa mua vào 3,1 triệu cổ phiếu của Tổng Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (PV Drilling, HOSE: PVD) thông qua 2 quỹ thành viên.
Nhóm quỹ do Dragon Capital quản lý vừa mua vào 3,1 triệu cổ phiếu của Tổng Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (PV Drilling, HOSE: PVD) thông qua 2 quỹ thành viên.
Cụ thể, CTBC Vietnam Equity Fund mua 3 triệu cổ phiếu và KB Vietnam Focus Balanced Fund mua 100.000 đơn vị. Sau giao dịch trên, tổng sở hữu của cả nhóm nhà đầu tư nước ngoài tăng từ 4,77% lên 5,33%, qua đó có mặt trong danh sách cổ đông lớn từ ngày 7/9.
Phản ứng trước thông tin trên, cổ phiếu PVD bật tăng trần trong phiên chiều hôm nay, đóng cửa tại mốc 20.500 đồng/cổ phiếu. Trước đó, ảnh hưởng bởi những biến động của thị trường chung, cổ phiếu PVD đã có phiên giảm kịch sàn ngày 7/9 khi VN-Index “bốc hơi” hơn 34 điểm.
Hiện tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vẫn là cổ đông lớn nhất tại PV Drilling với sở hữu trên 280 triệu cổ phiếu tương đương 50,46% vốn điều lệ.
Ở một diễn biến khác, Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) vừa quyết định đưa cổ phiếu PVD vào danh sách không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ (margin).
Xem thêm: Lợi nhuận âm nửa đầu năm 2022, PVD không được giao dịch ký quỹ
Thông tin thêm, Tổng công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (PV Drilling) được thành lập từ năm 2001 trên cơ sở Xí nghiệp Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí biển (PTSC Offshore).
Năm 2009, sáp nhập Công ty Cổ phần Đầu tư Khoan Dầu khí Việt Nam (PVD Invest) vào Tổng Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí với vốn điều lệ tăng lên 2,105 tỷ đồng. PV Drilling hoạt động trong lĩnh vực Sở hữu và điều hành giàn khoan biển & đất liền; Dịch vụ thiết bị khoan; Đo karota khí và cung cấp chuyên gia địa chất; Sửa chữa, bảo dưỡng, kiểm định vật tư thiết bị và phương tiện chuyên ngành dầu khí.
Xét về tình hình hoạt động kinh doanh, kết thúc quý II/2022, PV Drilling ghi nhận doanh thu đạt 1.505 tỷ đồng, tăng 36,3% so với cùng kỳ, chủ yếu nhờ hiệu suất sử dụng giàn khoan tự nâng (JU) cao và ghi nhận doanh thu từ giàn khoan thuê ngoài. Ngoài ra, còn có sự đóng góp doanh thu từ giàn khoan TAD và mảng dịch vụ giếng khoan tăng trưởng tốt.
Tuy nhiên, mảng khoan vẫn ghi nhận lỗ gộp 38,8 tỷ đồng do việc giá thuê giàn JU phục hồi chậm đã không đủ bù đắp chi phí của đội giàn khoan. Trong khi đó, chi phí tài chính quý II tăng 84% so với cùng kỳ do lỗ chênh lệch tỷ giá và thu nhập từ công ty liên kết giảm 61%.
Ngoài ra, theo Chứng khoán VNDirect đánh giá, kết quả kinh doanh của PV Drilling có thể sẽ được cải thiện vào 2023, với dự phóng giá thuê giàn cao hơn. Cổ phiếu PVD có cú tăng mạnh trong 2 tháng gần đây. VNDirect nhận thấy các yếu tố thúc đẩy giá đến từ thị trường khoán Đông Nam Á đang phục hồi mạnh mẽ cả về hiệu suất sử dụng và giá thuê và những chuyển biến mới tại dự án Lô B - Ô Môn.
Xem thêm: Cổ phiếu HDG lao dốc 4 phiên liên tiếp, quỹ ngoại thuộc Dragon Capital thoái vốn tại Hà Đô