Nhằm phục vụ cho nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng từ việc giao đồ ăn, giao hàng cho tới đi chợ hộ…nhiều kiểu shipper (người giao hàng) ra đời. Vậy, làm thế nào để phân biệt shipper, cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu thêm.
Nhằm phục vụ cho nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng từ việc giao đồ ăn, giao hàng cho tới đi chợ hộ…nhiều kiểu shipper (người giao hàng) ra đời. Vậy, làm thế nào để phân biệt shipper, cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu thêm.
Thông qua một hay nhiều nền tảng, mọi người có thể đăng ký trở thành đối tác của ứng dụng khi đáp ứng đủ các yêu cầu, điều kiện, tiêu chuẩn đặt ra. Ứng dụng sẽ trở thành bên thứ ba kết nối giữa các bên với nhau.
Hiện nay, các ứng dụng có shipper (người vận chuyển) phổ biến là Grab, Be, Gojek, MyGo, Now, Baemin... Các ứng dụng này đều có dịch vụ vận chuyển hàng hóa, đồ ăn, đi chợ hộ.
=> Xem thêm: Hà Nội: Grab, Now, Beamin thông báo dừng chở khách và giao đồ ăn
Đa phần, shipper của các công ty vận chuyển thường làm nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa theo kiện. Người dùng có thể gửi hàng đến mọi địa điểm mong muốn chỉ cần có điểm lấy hàng và điểm nhận hàng.
Tùy theo nhu cầu, khách hàng có thể chọn hình thức giao hàng tiêu chuẩn hoặc giao hàng hỏa tốc cho từng loại mặt hàng với các mức giá cước khác nhau.
Shipper của các công ty vận chuyển thường đến từ các đơn vị như Viettel Post, Vietnam Post, Giao hàng tiết kiệm, Giao hàng nhanh, Ahamove, Lalamove, J&T Express...
=> Xem thêm: Chiến lược ‘vết dầu loang’ của Baemin khiến đàn anh Grab và Now cực kỳ ức chế
Shipper tự do là người hoạt động tự do, không thuộc vào bất kỳ sự quản lý của các công ty, đơn vị nào. Những người này thường nhận giao hàng theo yêu cầu khi đạt được thỏa thuận từ các bên. Họ có thể hoạt động riêng lẻ hay tập hợp thành từng nhóm.
Trong thời đại công nghệ số, shipper tự do thường xuất hiện trên các hội nhóm, diễn đàn. Khi khách có nhu cầu, đăng tải nguyện vọng tìm shipper lên mạng, các bên sẽ tự tìm đối tác và trao đổi với nhau về quãng đường, phí vận chuyển.
=> Xem thêm: Mâu thuẫn giữa tài xế, Grab và cơ quan thuế: Câu chuyện chưa có hồi kết
Shipper chuyên biệt của cửa hàng hay còn gọi là "shipper ruột" là người chuyên vận chuyển đơn hàng cho các cửa hàng, công ty, đơn vị bất kỳ.
Các cửa hàng sẽ thuê "shipper ruột" theo hợp đồng ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn. Thông thường, những người này sẽ chỉ phục vụ cho một công ty duy nhất theo các điều khoản, hợp đồng đã được ký kết.
=> Xem thêm: Từ ngày 1/8, tài xế công nghệ chịu thêm thuế thu nhập trên tiền thưởng
Mới đây, UBND TP. Hà Nội vừa có văn bản gửi các sở ngành liên quan về việc tổ chức thực hiện Chỉ thị số 17/CT-UDND trong lĩnh vực hoạt động vận tải trong thời gian giãn cách xã hội.
Theo đó, UBND TP. Hà Nội cơ bản đồng ý chủ trương tạm dừng hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng phương tiện xe mô tô, xe 2 bánh theo đề xuất của Sở GTVT. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, cần đảm bảo lưu thông hàng hóa phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân.
Thành phố quyết định dừng hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng phương tiện xe mô tô, xe 2 bánh đối với các cá nhân hoạt động tự do (shipper tự do) trong thời gian giãn cách xã hội.
Liên quan đến các nhân viên vận chuyển hàng hóa bằng xe mô tô 2 bánh (shipper), ông Vũ Văn Viện nói rõ: “Shipper" gồm 2 đối tượng: Một là nhân viên của các cơ quan bưu chính, siêu thị, sàn thương mại điện tử thì thành phố cho phép hoạt động, nhưng phải đảm bảo các điều kiện phòng dịch, quản lý chặt chẽ. Hai là các shipper tự do, chủ yếu phục vụ hàng ăn uống thì thành phố cấm hoạt động”.
Về hoạt động của "shipper", bà Trần Thị Phương Lan, quyền Giám đốc Sở Công Thương thông tin, thành phố đã chỉ đạo ngành Công Thương, Sở GTVT phối hợp thống nhất đối tượng nào thuộc vận chuyển hàng hóa trong lĩnh vực thương mại điện tử, được phép lưu thông trên địa bàn với điều kiện quản lý chặt chẽ. Cụ thể, đó là là những nhân viên "shipper" của hệ thống siêu thị, hệ thống logistic của sàn thương mại điện tử để tham gia vận chuyển trên địa bàn.