Cùng Cafedautu.vn tìm hiểu khái niệm Nhà môi giới (Broker) là gì? Quy định đối với hoạt động môi giới bất động sản.
Cùng Cafedautu.vn tìm hiểu khái niệm Nhà môi giới (Broker) là gì? Quy định đối với hoạt động môi giới bất động sản.
Môi giới được hiểu là hành vi làm trung gian giữa các bên khi tiếp xúc, gặp gỡ và đàm phán nhằm mục đích thiết lập các quan hệ nhất định giữa các bên và cùng hưởng lợi ích.
Nhà môi giới là nhân vật trung tâm của một công ty tổ chức đảm nhiệm vai trò thực hiện các giao dịch tài chính với một bên khác. Đồng thời môi giới giao dịch một số loại tài sản khác nhau như cổ phiếu, ngoại hối, bất động sản và bảo hiểm. Một nhà môi giới thông thường sẽ tính phí hoa hồng cho hoạt động giao dịch mà họ thực hiện được.
Hoạt động môi giới thương mại là hoạt động một nhà môi giới làm trung gian (bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hòa, cung ứng dịch vụ (bên được môi giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hòa, dịch vụ và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới.
Một số nhà môi giới sẽ cung cấp cho bạn dữ liệu thị trường mà bạn cần đồng thời đưa ra lời khuyên về sản phẩm mà bạn muốn mua hoặc bán. Tùy thuộc vào việc họ là nhà môi giới dịch vụ đầy đủ hay chỉ làm nhiệm vụ thực hiện giao dịch thay vì tư vấn.
Trong một số trường hợp, một nhà môi giới phải được cấp phép để đưa ra lời khuyên và thực hiện giao dịch bán và họ sẽ chỉ thực hiện các giao dịch thay mặt bạn khi bạn cho phép. Đối với sàn giao dịch bất động sản phải có ít nhất 2 người có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản, trong đó người điều hành sàn giao dịch bất động sản phải có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản.
Nội dung của hoạt động môi giới phụ thuộc vào các đối tượng được môi giới. Hoạt động môi giới bảo hiểm thì nhà môi giới phải cung cấp đầy đủ thông tin tư vấn cho bên mua bảo hiểm về sản phẩm bảo hiểm, điều kiện, mức phí, doanh nghiệp bảo hiểm và các công việc liên quan đến việc đàm phán, thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm.
=> Xem thêm: Đối tượng nào được vay mua nhà lãi suất 4,7%/năm?
Nhà môi giới bất động sản là người có chứng chỉ hành nghề hoặc kiến thức trong mua bán bất động sản, hỗ trợ người bán, người mua về các thủ tục mua bán bất động sản và thuộc những công ty địa ốc có quy chế rõ ràng. Môi giới bất động sản còn tư vấn, tiếp thị tới những khách hàng có nhu cầu mua bán bất động sản. Khác với môi giới bất động sản dùng kiến thức và tầm nhìn để đánh giá về thị trường, đưa ra những tư vấn hữu ích cho khách hàng. Khác với khái niệm “cò đất” là người đứng ra làm trung gian giới thiệu, dùng các mánh khóe để làm ăn và hoạt động trôi nổi theo “quy luật ngầm” của ngành bất động sản.
Hoạt động môi giới bất động sản là tìm kiếm đối tác đáp ứng các điều kiện của khách hàng để tham gia đàm phán, ký hợp đồng. Đại diện theo ủy quyền để thực hiện các công việc liên quan đến các thủ tục mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản.
=> Xem thêm: Môi giới bất động sản trên Tiktok trở thành xu thế trên thế giới
Có 4 hình thức nhà môi giới cơ bản
Nhà môi giới chứng khoán, nhà môi giới ngoại hối, nhà môi giới dịch vụ đầy đủ và nhà môi giới chiết khấu. Một số nhà môi giới có thể đảm nhiệm tất cả các công việc thực hiện, đưa ra lời khuyên và quản lý danh mục đầu tư của bạn.
- Nhà môi giới chứng khoán
Nhà môi giới chứng khoán còn được gọi là nhà môi giới đầu tư, quản lý và thực hiện việc mua và bán cổ phiếu. Bởi vì các nhà đầu tư cá nhân không thể mua cổ phiếu trực tiếp từ thị trường chứng khoán nên sẽ cần một nhà môi giới chứng khoán. Nhà môi giới sẽ mua và bán cổ phiếu mà bạn muốn đầu tư.
- Nhà môi giới ngoại hối
Nhà môi giới ngoại hối hay còn gọi là nhà môi giới ngoại hối bán lẻ thay mặt nhà đầu tư mua và bán tiền tệ. Lợi ích của việc có một nhà môi giới ngoại hối là khả năng tiếp cận thị trường 24 giờ cùng với khả năng đầu tư vào các dòng tiền tệ thu được nhiều lợi nhuận trên thế giới.
Các nhà môi giới ngoại hối luôn cố gắng giảm thiểu tối đa chi phí của nhà đầu tư để duy trì tính cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, khi giao dịch nhà đầu tư phải trả cho họ các khoản phí nhất định, bao gồm cả mức chênh lệch.
- Nhà môi giới trọn gói
Các nhà môi giới thực hiện đầy đủ dịch vụ hoặc cố vấn tài chính. Chẳng hạn như lập kế hoạch hưu trí và đầu tư, tư vấn và nghiên cứu về thuế. Nếu không có thời gian để lập kế hoạch tài chính của riêng mình, các nhà đầu tư có thể tham khảo hình thức môi giới hữu ích này.
- Nhà môi giới chiết khấu
Nhà môi giới chiết khấu là nhà môi giới tính phí hoa hồng thấp hơn bởi vì họ không đưa ra bất kỳ lời khuyên hoặc giá trị gia tăng nào như nghiên cứu và lập kế hoạch cho giao dịch mà họ chỉ thực hiện. Thông thường, họ thực hiện càng nhiều giao dịch thì chi phí càng thấp. Nếu bạn chọn loại nhà môi giới này, bạn sẽ cần tự quản lý danh mục đầu tư của mình.
=> Xem thêm: Bán nhà không qua môi giới cần ghi nhớ một số điều sau đây
- Người môi giới hay còn gọi là bên môi giới vẫn được quy định trong một số văn bản pháp luật về quyền và nghĩa vụ của họ. Theo Luật thương mại năm 2005 quy định tại Điều 151:
“Bên môi giới thương mại có nghĩa vụ: Bảo quản các mẫu hàng hòa, tài liệu được giao để thực hiện việc môi giới và phải hoàn trả cho bên được môi giới sau khi hoàn thành việc môi giới. Không được tiết lộ, cung cấp thông tin làm phương hại đến lợi ích của bên được môi giới, chịu trách nhiệm về tư cách pháp lý của các bên được môi giới nhưng không chịu trách nhiệm về khả năng thanh toán của họ. Không được tham gia thực hiện hợp đồng giữa các bên được môi giới, trừ trường hợp có uỷ quyền của bên được môi giới”.
- Bên môi giới được quyền hưởng thù lao môi giới theo thỏa thuận.
Ngày nay, cùng với sự phát triển nhiều đối tượng có giá trị như bất động sản, bảo hiểm, hàng hóa… với giá trị lớn, khiến cho thù lao mà những nhà môi giới nhận được ngày càng lớn, nhiều người đã “đổ xô’ tìm kiểm, kết nối khách hàng để tạo ra lợi nhuận cho mình. Từ đó, môi giới được coi là một nghề và được pháp luật quy định trong một số lĩnh vực.