Theo dự báo của NASA, nguyệt thực một phần dài nhất thế kỷ sẽ kéo dài khoảng 3 giờ 28 phút 23 giây. Nguyệt thực mang tên Micro Beaver, vì xảy ra trước mùa bẫy hải ly và tại thời điểm Mặt trăng ở xa Trái đất nhất.
Theo dự báo của NASA, nguyệt thực một phần dài nhất thế kỷ sẽ kéo dài khoảng 3 giờ 28 phút 23 giây. Nguyệt thực mang tên Micro Beaver, vì xảy ra trước mùa bẫy hải ly và tại thời điểm Mặt trăng ở xa Trái đất nhất.
Hiện tượng nguyệt thực kỳ lạ ngày 19/11 diễn ra cùng ngày với thời điểm trăng tròn tháng 11, được gọi là trăng Hải ly. Về mặt kỹ thuật, nguyệt thực 19/11 là "nguyệt thực một phần". Khi đó, Mặt trời, Trái đất và Mặt trăng ở vị trí thẳng hàng hoàn hảo để Mặt trăng đi qua bóng của Trái đất, khiến Mặt trăng mờ và tối đi.
Đáng chú ý, nguyệt thực một phần lần này là bị bóng Trái đất che phủ tới 97% (gần như toàn bộ). Bởi bị che khuất ở tỉ lệ này, hiện tượng nguyệt thực một phần ngày 19/11 sâu bất thường và gần như toàn phần.
Theo mô tả từ Đài quan sát Holcomb tại Đại học Butler, bang Indiana (Mỹ), bóng của Trái đất sẽ che 97% Mặt trăng tròn, chặn hầu hết ánh sáng của Mặt trời và nhuộm Mặt trăng thành màu đỏ sẫm, gỉ sét.
Dưới đây là các giai đoạn cụ thể của nguyệt thực:
- Mặt trăng đi vào vùng nửa tối (Penumbra): 1h02 sáng 19/11, giờ ET (13h03, giờ Việt Nam).
- Quan sát được vùng nửa tối đầu tiên: 1h54 sáng 19/11, giờ ET (12h54, giờ Việt Nam).
- Mặt trăng vào vùng bóng tối (umbra): 2h18 sáng 19/11, giờ ET (14h18, giờ Việt Nam).
- Nguyệt thực cực đại: 4h02 sáng 19/11, giờ ET (16h02, giờ Việt Nam).
- Mặt trăng rời vùng bóng tối: 5h47 sáng 19/11, giờ ET (17h47, giờ Việt Nam).
- Quan sát được vùng nửa tối cuối cùng: 6h10 sáng 19/11, giờ ET (tức 18h10, giờ Việt Nam).
- Mặt trăng rời vùng nửa tối: 7h03 sáng 19/11, giờ ET (19h03, giờ Việt Nam).
Nguyệt thực một phần tháng 11/2021 có thể quan sát từ nhiều địa điểm trên toàn cầu, bao gồm tất cả Bắc Mỹ đến Nam Mỹ cũng như Australia, một số khu vực của Châu Âu và Châu Á, trong đó có Việt Nam.
Trong số này, các nước nằm trong vùng quan sát nguyệt thực một phần dài nhất thế kỷ như Canada, hầu hết nước Mỹ, hầu hết Greenland và một phần nước Nga thuận lợi nhất với thời gian quan sát trọn vẹn và tỉ lệ che phủ của mặt trăng lên tới 97%, độ che phủ đậm nên sẽ cho phép mặt trăng chuyển màu gần như trăng máu (tức nguyệt thực toàn phần) vào rạng sáng ngày 19/11.
Theo tính toán của trang Date and Time, định vị tại TP. HCM cho thấy tổng thời gian quan sát là 1 giờ, 36 phút và 56 giây. Góc nhìn từ TP. HCM bất lợi bởi dự báo thời tiết cho thấy trời sẽ nhiều mây.
Do Việt Nam của chúng ta chỉ nằm ở khu vực “rìa” của vùng có thể quan sát nguyệt thực một phần dài nhất thế kỷ nên mọi người sẽ chỉ thấy mặt trăng ửng đỏ một góc trong một quãng thời gian ngắn, trước và sau đó là "nguyệt thực nửa tối", tức mặt trăng không đổi màu mà sẽ có một chiếc bóng mờ lướt qua ở phần trên của mặt trăng.
Theo Đài quan sát Holcomb từ Đại học Butler, Indiana, lần nguyệt thực ngày 19/11 sẽ là nguyệt thực bán phần dài nhất thế kỷ và cũng dài nhất trong vòng 580 năm qua.