Ngân hàng Thế giới: Cả xuất khẩu và tiêu dùng trong nước ở Việt Nam đều chững lại

Thứ tư, 14/12/2022 | 14:36 Theo dõi CFĐT trên

Theo Bản tin mới nhất của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, cả hai động lực tăng trưởng là xuất khẩu và nhu cầu trong nước đều đang chững lại. Xuất khẩu của Việt Nam bị ảnh hưởng do nhu cầu bên ngoài yếu đi. Tiêu dùng hậu Covid cũng dường như phục hồi chậm lại.

Ngân hàng Thế giới vừa phát đi bản tin Cập nhật Tình hình Kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 12/2022. Theo Bản tin mới nhất này, cả hai động lực tăng trưởng là xuất khẩu và nhu cầu trong nước đều đang chững lại. Xuất khẩu của Việt Nam bị ảnh hưởng do nhu cầu bên ngoài yếu đi. Tiêu dùng hậu Covid cũng dường như phục hồi chậm lại.  

Bên cạnh đó, điều kiện huy động tài chính bị thắt chặt hơn và lạm phát gia tăng có thể ảnh hưởng đến nhu cầu trong nước trong thời gian tới.

Do sức cầu bên ngoài yếu hơn, tăng trưởng sản xuất công nghiệp giảm còn 5,3% trong tháng 11 (so cùng kỳ năm trước), thấp nhất kể từ tháng 02/2022. Chỉ số PMI trong lĩnh vực chế tạo chế biến lần đầu tiên bị trượt về vùng suy giảm (thấphơn mốc 50 điểm) kể từ tháng 10 năm 2021. Doanh số bán lẻ vẫn ở mức cao nhưng tốc độ tăng đang giảm dần (17,5% trong tháng 10/2022 so với 20,7% cùng kỳ năm trước).

Xuất khẩu hàng hóa - lần đầu tiên kể từ tháng 10/2021 giảm 8,4% (so cùng kỳ) do sức cầu bên ngoài yếu đi và do tác động xuất phát điểm thấp tính từ đợt phục hồi Q4/2021. Mặc dù số đăng ký vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giảm (-1,9% so cùng kỳ), nhưng số giải ngân vốn FDI vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng vững vàng (+14,4% so cùng kỳ).

Lạm phát tính theo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) nhích nhẹ từ 4,3% trong tháng 10 lên 4,4% trong tháng 11. Giá lương thực, thực phẩm, nhà ở và vật liệu xây dựng là yếu tố đóng góp chính cho lạm phát CPI, tăng lần lượt 5,2% và 6,0% trong tháng 11 (so cùng kỳ năm trước).

Đóng góp của cước vận tải cho CPI tiếp tục giảm do giá xăng dầu đã giảm. Mặc dù giá xăng dầu tăng lần lượt 5,8% và 6,0% (so tháng trước) trong tháng 11/2022, nhưng vẫn thấp hơn 4,1% so với năm trước. Lạm phát cơ bản, nghĩa là không gồm giá lương thực, thực phẩm, năng lượng và các mặt hàng có giá do Nhà nước quản lý (y tế và giáo dục), tiếp tục tăng từ 4,5% trong tháng 10 lên 4,8% trong tháng 11, đạt kỷ lục mới.

Tăng trưởng tín dụng giảm từ 16,5% trong tháng 10 (so cùng kỳ) xuống 15,0% trong tháng 11 (so cùng kỳ) do điều kiện huy động tài chính trong nước bị thắt chặt sau khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) nâng các mức lãi suất chính sách chính trong tháng 09 và tháng 10. Lãi suất liên ngân hàng qua đêm bình quân ở mức cao 5,7% trong tháng 11. Vào đầu tháng 12, NHNN công bố nâng trần tăng trưởng tín dụng thêm 1,5% - 2%.

Đồng tiền của Việt Nam tăng giá nhẹ trong tháng 11/2022 mặc dù mức tăng giá của tiền đồng vẫn thuộc dạng thấp nhất so với các đồng tiền lớn và đồng tiền của các quốc gia láng giềng. Đến cuối tháng 11, ngân sách nhà nước ghi nhận bội thu ở mức 12,1 tỷ USD (khoảng 3% GDP). Với mức bội thu lớn và trong điều kiện chi phí vay nợ gia tăng trên thị trường vốn trong nước, khối lượng phát hành trái phiếu chính phủ trong 11 tháng đầu năm 2022 chỉ bằng 45,6% kế hoạch phát hành của năm, so với tỷ lệ thực hiện 82,3% cùng kỳ năm trước.

Cân đối ngân sách đạt bội thu lớn trong tháng 11

Theo bản tin của Ngân hàng Thế giới, cân đối ngân sách trong tháng 11 đạt 1,4 tỷ USD bội thu sau khi giảm nhẹ về mức bội chi trong tháng 09 và bội thu nhẹ ở mức 0,2 tỷ USD trong tháng 10. Tổng thu tăng 5,9% (so cùng kỳ năm trước) trong khi giảm 6,7% (so cùng kỳ) trong tháng 10.

Tổng chi cũng tăng cao hơn, tháng 11 tăng 17,0% so với 11,8% của tháng trước (so cùng kỳ). Đến cuối tháng 11/2022, tổng thu đã cao hơn 16,1% so với dự toán thu còn tổng chi bằng 76,2% dự toán chi (cao hơn một điểm % so với cùng kỳ năm trước), dẫn đến bội thu 12,1 tỷ US$ trong 11 tháng đầu năm 2022.

Do cân đối ngân sách đạt bội thu trong điều kiện chi phí vay nợ trong nước tăng nhanh, Kho bạc Nhà nước chỉ phát hành 1,7 tỷ US$ trái phiếu chính phủ có mệnh giá bằng đồng nội tệ trong tháng 11, toàn bộ đều có kỳ hạn dài (từ 10 năm trở lên).

Trong 11 tháng đầu năm 2022, tổng khối lượng phát hành trái phiếu chỉ đạt 45,6% kế hoạch phát hành cả năm, thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2021 (đạt 82,3 kế hoạch). Chi phí vay nợ tiếp tục tăng cao, khi lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm tăng từ 4,0% lên 4,8% trên thị trường sơ cấp (mức tăng cao nhất kể từ khi có đại dịch).

So với cách đây một năm, lãi suất đã tăng 270 điểm cơ bản. Chênh lệch lợi suất giữa thị trường sơ cấp và thứ cấp đã được thu hẹp khi lợi suất trên thị trường thứ cấp đi ngang ở mức 5,2% trong tháng 11. Chi phí vay nợ tăng cao phản ánh điều kiện huy động tài chính trong nước bị thắt chặt khi NHNN nâng lãi suất để ổn định đồng nội tệ so với đồng đô la Mỹ trong tháng 09 và tháng 10.

Trong điều kiện huy động vốn toàn cầu dự kiến vẫn tiếp tục bị thắt chặt và nhu cầu bên ngoài đang yếu đi, Ngân hàng Nhà nước khuyến cáo, cơ quan quản lý tiền tệ của Việt Nam có thể cân nhắc cho phép tỷ giá được linh hoạt hơn nữa nhằm hấp thụ những biến động trong môi trường bên ngoài. Phối hợp chính sách tài khóa và tiền tệ là điều kiện quan trọng để duy trì ổn định giá cả trong bối cảnh lạm phát cơ bản trong nước gia tăng.

Tổ chức này cũng đưa ra lời khuyên, chiến lược chi tiêu cần thận trọng hơn và tập trung hơn vào đúng ưu tiên nhằm đảm bảo đầu tư cho vốn con người, hạ tầng xanh và thích ứng khí hậu sẽ giúp nâng cao khả năng chống chịu và tiềm năng của nền kinh tế.

Tuệ Khanh
Theo VnMedia.vn Copy
IMF: Nợ toàn cầu cao hơn nhiều so với mức trước đại dịch

IMF: Nợ toàn cầu cao hơn nhiều so với mức trước đại dịch

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho hay, nợ công và tư nhân toàn cầu đã giảm mạnh nhất trong 70 năm qua vào năm 2021 sau khi đạt mức cao kỷ lục do tác động của Covid-19; tuy nhiên nhìn chung vẫn cao hơn mức trước đại dịch.
BofA: 10 chủ đề “nóng” trên thị trường và nền kinh tế toàn cầu trong năm 2023

BofA: 10 chủ đề “nóng” trên thị trường và nền kinh tế toàn cầu trong năm 2023

Theo thông lệ, vào nửa cuối của quý IV, các nhà chiến lược thị trường và nhà kinh tế trên khắp Phố Wall sẽ công bố triển vọng trong năm tới.
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 14/12: Thị trường có thể sẽ tiếp tục tích lũy

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 14/12: Thị trường có thể sẽ tiếp tục tích lũy

Trong những phiên tới, thị trường có thể sẽ tiếp tục tích lũy trong vùng này cho đến khi dòng tiền xuất hiện và đẩy chỉ số bật tăng.
Chủ tịch HPX tiếp tục bị bán giải chấp

Chủ tịch HPX tiếp tục bị bán giải chấp

Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư Hải Phát (HOSE: HPX) - ông Đỗ Quý Hải  tiếp tục bị công ty chứng khoán bán giải chấp.
Thành viên HĐQT TVC đăng ký mua 2 triệu cổ phiếu doanh nghiệp

Thành viên HĐQT TVC đăng ký mua 2 triệu cổ phiếu doanh nghiệp

CTCP Tập đoàn Quản lý tài sản Trí Việt (HNX: TVC) mới đây đã phát đi thông báo ông Bùi Minh Tuấn - thành viên HĐQT TVC đã mua 2 triệu cổ phiếu doanh nghiệp.
Thị trường nợ toàn cầu mất ít nhất 75 tỷ USD 

Thị trường nợ toàn cầu mất ít nhất 75 tỷ USD 

Những đợt huy động vốn bị trì hoãn hoặc hủy trong năm nay tăng đột biến so với năm 2020 -2021, thời điểm dịch bệnh Covid-19 bùng phát. 
Tiết lộ chủ nợ nước ngoài lớn nhất của siêu cường Mỹ

Tiết lộ chủ nợ nước ngoài lớn nhất của siêu cường Mỹ

Theo dữ liệu do Kho bạc Mỹ vừa mới công bố trong tuần này, lượng nắm giữ trái phiếu Kho bạc Mỹ của Nhật Bản đã tiếp tục tăng, vượt quá 1,15 nghìn tỷ USD trong tháng 1. Tokyo là chủ nợ nước ngoài lớn nhất của Mỹ kể từ tháng 6 năm 2019.
Vàng, bitcoin và chứng khoán đạt mức cao kỷ lục trong tuần

Vàng, bitcoin và chứng khoán đạt mức cao kỷ lục trong tuần

Chứng khoán khởi đầu tuần ở mức cao nhưng kết thúc bằng sự sụt giảm. Chỉ số S&P 500 hôm thứ Ba (12/3) đã đạt mức cao kỷ lục lần thứ 17 trong năm nay, khi các nhà đầu tư phớt lờ mức tăng giá tiêu dùng hàng năm cao hơn dự kiến ​​là 3,2% và hoan nghênh sự hạ nhiệt ở một số danh mục như giá thực phẩm.
Cổ phiếu Nvidia tăng vọt sau khi thông báo chip mới sẽ xuất xưởng vào năm 2024

Cổ phiếu Nvidia tăng vọt sau khi thông báo chip mới sẽ xuất xưởng vào năm 2024

Cổ phiếu của Nvidia đã tăng vào ngày hôm qua (19/3) sau khi nhà sản xuất chip đắt giá thế giới cho biết bộ xử lý AI hàng đầu mới của họ dự kiến ​​​​sẽ xuất xưởng vào cuối năm nay và Giám đốc điều hành (CEO) Jensen Huang cho biết ông đang theo đuổi mục tiêu hướng tới thị trường trung tâm dữ liệu có tiềm năng lớn hơn 250 tỷ USD.
Giải mã 'thỏi nam châm' chợ du lịch Xà No thu hút giới thương nhân và đầu tư

Giải mã "thỏi nam châm" chợ du lịch Xà No thu hút giới thương nhân và đầu tư

Từ bao đời nay chợ luôn là nơi diễn ra giao thương buôn bán tấp nập nhất ở khắp Nam Kỳ Lục tỉnh. Hiện tại chợ truyền thống còn đóng vai trò là điểm đến du lịch, nơi thể hiện được bản sắc văn hóa của người dân địa phương rõ nét nhất. Điều này lý giải vì sao các khu như chợ nổi Phụng Hiệp, Cái Răng hay Chợ Du Lịch Xà No lại được địa phương quan tâm và mong muốn đầu tư phát triển mạnh.
Cafe Khởi nghiệp