Nga chính thức khóa van vô thời hạn đường ống khí đốt. Động thái này sẽ khiến châu Âu, đặc biệt là Đức, gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm nguồn cung ứng thay thế.
Nga chính thức khóa van vô thời hạn đường ống khí đốt. Động thái này sẽ khiến châu Âu, đặc biệt là Đức, gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm nguồn cung ứng thay thế.
Ngày 5/3, hãng tin truyền thông Nga RT thông báo: "Đường ống Yamal-Europe đã tạm dừng tất cả các nguồn cung cấp gas sang hướng Tây, điều đó có nghĩa là dòng chảy từ Nga sang Đức đã bị đình chỉ vô thời hạn".
Theo RT, Nga đáp ứng gần 40% nhu cầu khí đốt của châu Âu qua đường ống này và việc ngừng nguồn cung có khả năng khiến giá khí gas ở châu Âu tăng vọt.
Trước đó, Reuters trích dẫn lời Tổng thống Nga Vladimir Putin rằng Nga sẽ tiếp tục cung cấp khí đốt cho các thị trường thế giới, mặc dù Mỹ và các đồng minh châu Âu đang tăng cường các biện pháp trừng phạt chống lại Moscow.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen ngày 5/3 nói rằng Liên minh châu Âu (EU) cần hoàn toàn thoát khỏi sự phụ thuộc vào khí đốt, dầu mỏ và than đá của Nga thông qua việc dạng hóa, sử dụng hiệu quả năng lượng và chuyển đổi năng lượng.
Theo AP, châu Âu đang cố gắng giảm phụ thuộc vào Nga và chuẩn bị cho sự gián đoạn nguồn cung khí tự nhiên khi cuộc chiến tại Ukraine đẩy giá lên cao chưa từng thấy.
Giá khí đốt đạt mức kỷ lục vào ngày 3/3 khi lo ngại về các lệnh trừng phạt của phương Tây hay đòn trả đũa của Nga ngày càng hiện hữu. Giá tăng sẽ ảnh hưởng đến túi tiền của mọi người. Giá năng lượng vài tháng nay luôn ở mức cao, đẩy giá mọi thứ, từ hóa đơn tiền nhà đến hàng tiêu dùng khi doanh nghiệp chuyển chi phí sang người tiêu dùng.
Kaushal Ramesh, một nhà phân tích cao cấp tại Rystad Energy nói rằng các thương nhân "đang tính toán ảnh hưởng của lệnh trừng phạt lên giá khí đốt từng ngày một".
Bộ trưởng Năng lượng Qatar Saad al-Kaabi từng cảnh báo, "Nga chiếm 30-40% nguồn cung khí đốt cho châu Âu. Không có quốc gia riêng rẽ nào có thể thay thế Nga làm được điều này".
Theo al-Kaabi, sản lượng khí đốt của các nguồn cung, bao gồm Qatar hầu như gắn liền với các hợp đồng dài hạn của các đối tác châu Á nên rất khó để chuyển hướng khối lượng khổng lồ này sang châu Âu trong chốc lát.
Giá khí đốt hiện nay cao gấp 10 lần thời điểm đầu năm 2021. Dù vậy, khí đốt vẫn chảy qua các đường ống từ Nga sang châu Âu, kể cả những tuyến đi qua Ukraine.