Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố rằng Nga “đang bị cô lập khỏi thế giới” nhưng phần còn lại của thế giới dường như không nhìn nhận theo cách như vậy.
Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố rằng Nga “đang bị cô lập khỏi thế giới” nhưng phần còn lại của thế giới dường như không nhìn nhận theo cách như vậy.
Chuyến thăm hữu nghị của Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đến hai nước lớn nhất thế giới là Ấn Độ và Trung Quốc cho thấy Nga không phải đang bị cô lập.
Và trong khi Nga đang phải hứng chịu các đòn trừng phạt nặng nề thì những đòn trừng phạt đó chỉ giới hạn ở các nước thành viên NATO và các đồng minh thân thiết của Mỹ là Australia, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Giới lãnh đạo đến từ nhiều nước khác, trong đó có Brazil, Pakistan và Nam Phi, cởi mở hơn nhiều với Nga.
Khi ông Lavrov đến thăm New Delhi, Mỹ và Australia đã chỉ trích Ấn Độ về việc bàn bạc một thỏa thuận thương mại được thực hiện giữa đồng rupee và đồng rúp với Nga. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến sức mạnh của các biện pháp trừng phạt của phương Tây.
Ấn Độ hiện là một trong những đối tác chiến lược giá trị nhất của Mỹ. Tuy nhiên, bằng các nỗ lực bảo vệ mối quan hệ thương mại với Nga, từ chối lên án cuộc tấn công của Nga vào Ukraine, Ấn Độ đang làm suy yếu nỗ lực của Mỹ trong việc cô lập Moscow.
Ngoại trưởng Lavrov cho rằng Nga, Trung Quốc và các nước có cách nghĩ giống nhau sẽ “tiến tới một trật tự thế giới đa cực, công bằng và dân chủ hơn”
Bắc Kinh nhắc lại rằng mối quan hệ của họ với Moscow là “không có giới hạn”.
Trong khi đó, các nước OPEC lựa chọn ủng hộ một thỏa thuận với Nga thay vì chịu áp lực của Mỹ để gia tăng sản xuất dầu mỏ.
Ả-rập Xê-út và Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất – hai thành viên then chốt của OPEC, đều ra dấu hiệu thể hiện sự ủng hộ dành cho Nga trong trong những ngày gần đây.
144 quốc gia lên án cuộc tấn công của Nga vào Ukraine trong cuộc bỏ phiếu tại Liên Hợp Quốc hôm 2/3 nhưng rất ít các nhà lãnh đạo công khai chỉ trích Tổng thống Putin.
Sự ủng hộ dành cho nghị quyết của Liên Hợp Quốc trong số các nước không phải phương Tây là “rất mỏng”, ông Richard Gowan – Giám đốc Nhóm Khủng khoảng Quốc tế của Liên Hợp Quốc, cho hay.
Nếu các nước Châu Âu lo ngại sâu sắc về tác dụng ngược của các biện pháp trừng phạt Nga vào nền kinh tế của chính họ thì các nước Châu Phi và Châu Á cũng như vậy. Nhiều nước trong số này không xem đây là cuộc chiến của họ.
Nga là nhà xuất khẩu năng lượng, vũ khí và lúa mì hàng đầu của thế giới.
Nhiều nhà lãnh đạo, trong đó có Lãnh đạo của Uganda - ông Yoweri Museveni, thậm chí đã nhắc đến những chiến dịch can thiệp quân sự của phương Tây vào Afghanistan, Iraq và Libya để giải thích cho việc họ không muốn chỉ trích Nga. "Đừng đe dọa tôi và tôi sẽ không đe dọa các bạn”, ông Museveni nói.