Bộ Thông tin và Truyền thông đặt mục tiêu đến năm 2025, Việt Nam thuộc nhóm 30 nước đứng đầu thế giới về Chỉ số an toàn, an ninh mạng toàn cầu GCI của Liên minh Viễn thông Quốc tế - ITU và nhóm 3 nước đứng đầu ASEAN.
Bộ Thông tin và Truyền thông đặt mục tiêu đến năm 2025, Việt Nam thuộc nhóm 30 nước đứng đầu thế giới về Chỉ số an toàn, an ninh mạng toàn cầu GCI của Liên minh Viễn thông Quốc tế - ITU và nhóm 3 nước đứng đầu ASEAN.
Việt Nam trở thành cường quốc an toàn, an ninh mạng với sứ mệnh bảo vệ sự thịnh vượng của Việt Nam trên không gian mạng, tạo niềm tin số, làm chủ hệ sinh thái sản phẩm an toàn, an ninh mạng Việt Nam, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao góp phần xây dựng nền công nghiệp an toàn, an ninh mạng hùng mạnh. Việt Nam xuất khẩu sản phẩm, dịch vụ ATTT mạng ra các quốc gia trong khu vực và trên thế giới vào năm 2025.
Đến năm 2025, tỷ lệ chủng loại sản phẩm, giải pháp an toàn thông tin mạng do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất đạt 100%. Tỷ lệ doanh thu sản xuất/nhập khẩu các sản phẩm, dịch vụ an toàn an ninh mạng đạt trên 70%. Tốc độ tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp Việt Nam đạt từ 35% - 45%/năm, đạt quy mô trên 500 triệu USD vào năm 2025. Thị phần trong nước đạt trên 50%. Chuyển từ tư duy “bảo đảm an toàn, an ninh mạng” sang tư duy “bảo đảm an toàn không gian mạng Việt Nam”. Xây dựng chiến lược an toàn không gian mạng quốc gia đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.
Triển khai các Đề án: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin giai đoạn 2021 - 2025; Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về đảm bảo an toàn thông tin mạng giai đoạn 2021 - 2025; Bảo vệ, hỗ trợ trẻ em tương tác sáng tạo, lành mạnh trên môi trường mạng giai đoạn 2021 -2025; Phát triển 300 chuyên gia giỏi về an toàn, an ninh mạng.
Phổ cập dịch vụ an toàn, an ninh mạng cơ bản thông qua sử dụng các nền tảng Make in Viet Nam. Tạo niềm tin số để người dân, doanh nghiệp và Chính phủ sẵn sàng lên môi trường mạng tạo thành công cho chuyển đổi số. Tỷ lệ thông tin tiêu cực về đất nước, con người Việt Nam dưới 10%.
Phát triển và duy trì hoạt động bảo đảm ATTT mạng theo mô hình 4 lớp kết hợp phương thức quản trị rủi ro dựa trên cấp độ an toàn hệ thống thông tin tại các bộ, ngành, địa phương. Phấn đấu đạt mục tiêu 100% thiết bị đầu cuối của cơ quan quản lý nhà nước được cài đặt giải pháp bảo vệ và 100% hệ thống thông tin của các cơ quan Đảng, Nhà nước cấp độ 3, 4, 5 được phân loại và thực hiện bảo vệ theo cấp độ vào năm 2025.
Tạo sự đổi mới mạnh mẽ trong hoạt động phát triển năng lực an toàn, an ninh mạng để vươn tầm thế giới. Đẩy mạnh phát triển hệ sinh thái sản phẩm an toàn, an ninh mạng Việt Nam dựa trên công nghệ mở. Đến hết năm 2025, Việt Nam thuộc nhóm 30 nước đứng đầu thế giới về Chỉ số an toàn, an ninh mạng toàn cầu GCI của Liên minh Viễn thông Quốc tế - ITU và nhóm 3 nước đứng đầu ASEAN.
Được biết, Báo cáo tổng kết năm 2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông cho hay, theo báo cáo xếp hạng An ninh thông tin mạng toàn cầu 2020 được Liên minh Viễn thông Quốc tế công bố, năm 2021, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 25 trong 194 quốc gia, vùng lãnh thổ được xếp hạng, thứ 7 trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương và thứ 4 khu vực ASEAN.
Việt Nam đạt tổng điểm 94,59/100, cải thiện điểm ở cả 5 trụ cột. 2 trụ cột Pháp lý và Hợp tác đạt số điểm tuyệt đối 20/20; điểm ở 3 trụ cột Kỹ thuật, Tổ chức, Nâng cao năng lực lần lượt đạt 16,31/20; 18,98/20 và 19,26/20.
Bên cạnh đó, một số thành quả nổi bật trong lĩnh vực an toàn thông tin trong năm 2021 phải kể tới nữa đó là ra mắt Chương trình Tìm kiếm lỗ hổng bảo mật cho (Bug Bounty) các nền tảng số hỗ trợ công tác phòng, chống dịch Covid-19. Phạm vi của chương trình này gồm gần 20 nền tảng thành viên của Trung tâm Công nghệ phòng, chống dịch Covid-19 quốc gia. Tiếp đó, ngày 18/10/2021, Bộ TT&TT chính thức phát động Chương trình Bug Bounty cho tất cả nền tảng chuyển đổi số quốc gia.
Chương trình Bug Bounty là giải pháp giúp Chính phủ dễ dàng kết nối với các chuyên gia bảo mật hàng đầu trong nước và trên thế giới, giúp rút ngắn thời gian, tiết kiệm công sức và chi phí cho việc bảo đảm an toàn an ninh mạng, trong việc tìm kiếm và phát hiện lỗ hổng trên các nền tảng chuyển đổi số quốc gia.
Xây dựng, vận hành và triển khai ứng dụng Visafe - Ứng dụng đảm bảo an toàn không gian mạng trên đa nền tảng cho người dân. Visafe hỗ trợ hoàn toàn miễn phí cho người dân tính năng chặn các quảng cáo vi phạm an toàn thông tin như chứa các nội dung khiêu dâm, cờ bạc, vay tín dụng đen… khiến thiết bị của người dùng có nguy cơ lây nhiễm mã độc. Mặt khác, Visafe sẽ giúp người dùng loại bỏ những kết quả tìm kiếm chứa các nội dung không phù hợp trên trình duyệt.
Trong năm 2021, Bộ TT&TT cũng đã xây dựng Hệ sinh thái Tín nhiệm mạng hướng đến mục tiêu bảo vệ người dân trên môi trường mạng, tạo dựng niềm tin số cho sản phẩm, dịch vụ của các cơ quan, tổ chức, thúc đẩy không gian mạng Việt Nam phát triển an toàn, lành mạnh. Đã thực hiện đánh giá và gắn nhãn tín nhiệm mạng cho 1.865 website (1.772 website CQNN, 41 cơ quan báo chí, 52 tổ chức khác).
Ban hành “Cẩm nang Bảo đảm ATTT trong đại dịch Covid-19” nhằm hướng dẫn một số kỹ năng về làm việc từ xa an toàn, học trực tuyến an toàn, giải trí an toàn giúp người dùng Internet có thể bảo đảm ATTT khi kết nối trực tuyến và tài liệu Hướng dẫn sử dụng an toàn các phần mềm, công cụ dạy, học trực tuyến…