Bộ Tài chính Mỹ cho biết, Việt Nam có các chỉ số vượt qua mức quy định theo luật thương mại năm 2015 của Mỹ, nhưng Mỹ sẽ không chính thức gắn mác "thao túng tiền tệ" với nước ta.
Bộ Tài chính Mỹ cho biết, Việt Nam có các chỉ số vượt qua mức quy định theo luật thương mại năm 2015 của Mỹ, nhưng Mỹ sẽ không chính thức gắn mác "thao túng tiền tệ" với nước ta.
Trong báo cáo ngoại hối nửa năm đầu tiên do Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen phát hành, Bộ Tài chính Mỹ cho biết, họ sẽ bắt đầu "tăng cường gắn kết" với Đài Loan và tiếp tục các cuộc đàm phán như vậy với Việt Nam và Thụy Sĩ sau khi chính quyền Trump gán mác "thao túng tiền tệ" vào tháng 12.
Bộ Tài chính cho biết, Đài Loan, Việt Nam và Thụy Sĩ đã vượt mức quy định trong luật thương mại năm 2015, khi thặng dư thương mại song phương hơn 20 tỷ USD với Mỹ, can thiệp ngoại tệ vượt quá 2% tổng sản phẩm quốc nội và thặng dư tài khoản vãng lai toàn cầu vượt quá 2% GDP.
Mặc dù phát hiện này, Bộ Tài chính Mỹ cho biết không có đủ bằng chứng theo luật năm 1988 để kết luận rằng Việt Nam, Thụy Sĩ hoặc Đài Loan đang thao túng tỷ giá hối đoái nhằm đạt được lợi thế thương mại hoặc ngăn cản việc điều chỉnh cán cân thanh toán.
“Đối với năm 2020, chúng tôi chưa phát hiện bằng chứng nào về việc cố ý thao túng tiền tệ”, một quan chức Bộ Tài chính Mỹ nói với các phóng viên.
Động thái này giảm bớt một số áp lực đối với Thụy Sĩ và Việt Nam bằng cách dỡ bỏ mác thao túng tiền tệ trong vòng 6 tháng tới.
Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ cũng phủ nhận việc họ thao túng đồng franc Thụy Sĩ và cho biết những động thái của Mỹ sẽ không thay đổi chính sách tiền tệ của họ.
“Xét về tình hình kinh tế và giá trị cao liên tục của đồng franc Thụy Sĩ, SNB vẫn sẵn sàng can thiệp vào thị trường ngoại hối nếu cần thiết”, ngân hàng trung ương Thụy Sĩ cho biết trong một tuyên bố.
Một quan chức của ngân hàng trung ương Đài Loan cho biết quyết định của Mỹ về việc gỡ bỏ mác "thao túng tiền tệ" cho thấy rằng Đài Bắc và Washington tiếp tục có sự kết nối về vấn đề này và các nhà chức trách Mỹ hiểu được “tình hình đặc biệt” của Đài Loan.
Các mặt hàng xuất khẩu tập trung vào công nghệ của Đài Loan sang Mỹ, bao gồm máy tính xách tay và chất bán dẫn, đã tăng vọt vào năm 2020 do sự bùng nổ làm việc tại nhà do đại dịch coronavirus gây ra.
Trong một tuyên bố hôm thứ Bảy, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách tỷ giá hối đoái linh hoạt được điều hành theo hướng kiềm chế lạm phát, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và không tạo ra lợi thế thương mại không công bằng.