Thông báo của hãng bia Heineken nêu rõ: "Sau khi đánh giá lại hoạt động, chúng tôi kết luận rằng việc sở hữu doanh nghiệp của Heineken tại Nga không còn được bảo đảm cũng như không thể đứng vững được trong môi trường hiện nay. Do đó chúng tôi quyết định rời Nga.”
Hôm nay (ngày 28/3), Công ty sản xuất bia khổng lồ của Hà Lan - Heineken cho biết rằng họ quyết định rút khỏi thị trường Nga với chi phí dự kiến là 400 triệu Euro (tương đương 438 triệu USD). Được biết, Heineken là nhà sản xuất bia lớn thứ 3 tại Nga.
Trước đó, đầu tháng 3 này, Heineken đã dừng bán và sản xuất sản phẩm nhãn hiệu Heineken tại Nga cũng như dừng đầu tư mới và xuất khẩu sang Nga.
Thông báo của Heineken nêu rõ: "Sau khi đánh giá lại hoạt động, chúng tôi kết luận rằng việc sở hữu doanh nghiệp của Heineken tại Nga không còn được bảo đảm cũng như không thể đứng vững được trong môi trường hiện nay. Do đó chúng tôi quyết định rời Nga.”
Bên cạnh đó, công ty cho biết họ sẽ đảm bảo mức lương cho 1.800 nhân viên đến cuối năm nay và dự kiến khoản phí tổn thất cũng như các khoản phí ngoại lệ không dùng tiền mặt khác là khoảng 400 triệu Euro.
Đáng chú ý, mặc dù Heineken là một công ty lớn trên thị trường Nga, nhưng doanh số bán hàng tại thị trường này chỉ chiếm 2% tổng doanh thu của công ty.
Ngoài ra, Carlsberg sở hữu 27,3% thị phần nội địa, vẫn tiếp tục kinh doanh bia với thương hiệu Baltika. Tuy nhiên vào đầu tháng này, hãng bia cho biết, họ bắt đầu xem xét chiến lược hoạt động kinh doanh của mình tại Nga và tạm ngừng sản xuất bia mang thương hiệu bia cùng tên của Nga.
Sinopec - hãng lọc dầu khí có kế hoạch đầu tư 81,5 tỷ Nhân dân tệ vào khai thác thượng nguồn, đặc biệt là các cơ sở dầu thô ở các mỏ Shunbei và Tahe, và các mỏ khí đốt tự nhiên ở tỉnh Tứ Xuyên và khu vực Nội Mông.
"Chúng tôi đang tạm thời loại bỏ chữ “Z” khỏi logo của mình trên các kênh xã hội vì không muốn bị hiểu sai là ủng hộ Nga trong cuộc xung đột này", công ty bảo hiểm cho biết.
Động thái trên của hãng lọc dầu lớn nhất châu Á (Sinopec) làm nổi bật những rủi ro với Trung Quốc và đối tác ngoại giao quan trọng nhất của Nga trước các gói trừng phạt nặng nề do phương Tây ban hành.
Ngày 28/03/2022 tại Hà Nội, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) đã tổ chức Lễ ký kết Thoả ước tín dụng cho khoản vay ưu đãi không bảo lãnh Chính phủ trị giá 80 triệu Euro cho Dự án lưới điện phân phối miền Nam do Tổng công ty Điện lực miền Nam làm chủ đầu tư.
Thị trường dầu mỏ dự sẽ bất ổn thêm 1 tuần khi Nga - quốc gia xuất khẩu dầu thô lớn thứ 2 thế giới, tiếp tục chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine và Trung Quốc - nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới bắt đầu mở rộng phạm vi đóng cửa các thành phố vì dịch bệnh Covid-19.
CTCP Dịch vụ Phân phối Tổng hợp Dầu khí - Petrosetco (HNX: PSD) mới đây đã phát đi thông báo về ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức đợt 1 năm 2022.
Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, HOSE: SAB) đã lên kế hoạch nâng sở hữu CTCP Tập đoàn Bao bì Sài Gòn và CTCP Tập đoàn Bia Sài Gòn Bình Tân thành công ty con sau khi ghi nhận lãi gần 5.500 tỷ đồng.