Liệu châu Âu có thể xoay sở nếu không có khí đốt của Nga?

Chủ nhật, 31/10/2021 | 10:17 Theo dõi CFĐT trên

Châu Âu chuẩn bị đối mặt với một mùa đông khắc nghiệt. Giá khí đốt vẫn duy trì ở mức cao trên toàn châu lục, phơi bày sự phụ thuộc của châu Âu vào nguồn cung từ phía Nga.

Liệu châu Âu có thể xoay sở nếu không có khí đốt của Nga?
Liệu châu Âu có thể xoay sở nếu không có khí đốt của Nga?

Theo phân tích của The Economist, có một số nguyên nhân đằng sau khủng hoảng năng lượng tại châu Âu, bao gồm nhu cầu tăng cao khi các nền kinh tế phục hồi sau thời gian phong toả vì Covid-19, mùa đông kéo dài làm cạn kiệt năng lượng dự trữ và sự chuyển hướng sang năng lượng tái tạo. Những yếu tố này đã để lại một khoảng trống trong nguồn cung năng lượng của châu Âu.

Nga, nhà cung cấp khí đốt lớn nhất châu lục, vẫn duy trì cung cấp khí đốt cho châu Âu thời gian qua. Nhưng một số nhà phê bình cho rằng đây là nước đi chính trị của điện Kremlin. Thị trường phụ thuộc vào mọi lời nói của Tổng thống Vladimir Putin. Ngày 27/10, Tổng tống Nga đã thông báo rằng sẽ có nhiều khí đốt hơn được chuyển đến châu Âu trong tháng tới, làm dịu đà tăng giá khí đốt khu vực này.

Là nhà cung cấp khí đốt lớn nhất cho khu vực, cuộc khủng hoảng đã phơi bày sự phụ thuộc của châu Âu vào Nga. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu châu lục này cắt giảm sự phụ thuộc đó?

Câu hỏi đặt ra không phải là các nguồn khí đốt khác có tồn tại hay không. Trung Đông và Bắc Phi rất dồi dào khí đốt tự nhiên. Algeria và Qatar đã lần lượt chiếm 8% và 5% khí đốt nhập khẩu của châu Âu năm 2019. Nhưng châu Âu phải đối mặt với sự cạnh tranh để đảm bảo các nguồn cung bổ sung.

Theo công ty tài chính AllianceBernstein, châu Á chiếm gần 3/4 lượng khí tự nhiên hoá lỏng (LNG) nhập khẩu trên toàn cầu. Trung Quốc và các quốc gia khác đang mua những lô hàng vốn định vận chuyển đến châu Âu. Nhu cầu ở Mỹ Latinh cũng tăng gấp đôi trong những năm qua.

Hầu hết khí đốt châu Á được thu mua dựa trên những hợp đồng dài hạn liên quan đến giá dầu, điều mà châu Âu đã từ bỏ khi tự do hoá thị trường khí đốt. Trong khi đó, tiêu thụ khí đốt nội địa ở Trung Đông ngày càng tăng, với mức tăng 4,6% một năm trong thập kỷ qua. Điều này khiến cho lượng khí đốt xuất khẩu giảm đi.

Mỹ đã muốn thể hiện vai trò nhà cung cấp LNG thay thế. Khi chính quyền ông Trump phê duyệt xuất khẩu bổ sung năm 2019, Mỹ đã tự hào về việc cung cấp nhiên liệu cho đồng minh. Châu Âu đã tăng đơn đặt hàng LNG và Đức cũng đang có kế hoạch xây dựng trạm tiếp nhận.

Nhưng hiện tại, nguồn cung từ Mỹ sẽ là sự thay thế tốn kém so với Nga. Khai thác dầu khí đá phiến của Mỹ sẽ cần một khoản đầu tư lớn vào năng lực để hạ giá xuống ngang với các mức giá hiện tại. 

Châu Âu cũng tập trung vào việc xây dựng Hành lang khí đốt phía Nam, một dự án năng lượng khổng lồ ở Brussels để giảm sự phụ thuộc của châu Âu vào khí đốt của Nga. Một đoạn đường ống xuyên Adriatic (Trans Adriatic Pipeline) đã đi vào hoạt động trong năm 2020. Hiện đoạn đường ống này có khả năng vận chuyển khoảng 10 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm từ mỏ Shah Deniz ở Azerbaijan vào châu Âu.

Điều này chỉ thể hiện cho một phần nhu cầu của toàn khối, nhưng ở phạm vi nhỏ hơn, đây là một dự án đầy hứa hẹn để bổ sung cho tương lai. Ví dụ như với đường ống Interconnector Hy Lạp – Bulgaria, Azerbaijan sẽ cung cấp 33% nhu cầu khí đốt của Bulgaria.

Các dự án khác hiện đang được lên kế hoạch bao gồm đường ống dài 1.900km kết nối Israel với châu Âu, cung cấp thêm 20 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm. Tuy nhiên, các dự án này sẽ không cung cấp chất đốt được cho toàn bộ châu Âu. Việc ngừng sử dụng hoàn toàn khí đốt của Nga sẽ là một tham vọng quá lớn. Phần lớn khí đốt mà châu Âu tiêu thụ là từ nhập khẩu và các lựa chọn thay thế vẫn còn hạn chế.

Nhưng có những khu vực có thể phá vỡ thế độc quyền của Nga, chẳng hạn như Bulgaria và các nước Baltic. Việc bổ sung các nguồn thay thế, vi dụ như năng lượng hạt nhân là thế mạnh của Pháp, có thể giúp đa dạng hoá hơn nữa các nguồn cung cấp năng lượng cho châu Âu. Hiện tại, khi trời chuyển lạnh, châu Âu không đủ khả năng để ‘chia tay’ Nga.

T.T
Theo VnMedia.vn Copy
Kinh tế Việt Nam đang có nhiều tín hiệu tích cực

Kinh tế Việt Nam đang có nhiều tín hiệu tích cực

Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bắt đầu có sự phục hồi, những tín hiệu tích cực trong tình hình đăng ký doanh nghiệp cho thấy sự ủng hộ của người dân và doanh nghiệp trong việc Chính phủ chuyển hướng chiến lược phòng, chống dịch Covid-19.
Việt Nam có 31 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD

Việt Nam có 31 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD

Trong 10 tháng năm 2021, có 31 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 92,4% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 6 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 63%).
Hà Nội sẵn sàng tiếp nhận, vận hành đường sắt Cát Linh – Hà Đông

Hà Nội sẵn sàng tiếp nhận, vận hành đường sắt Cát Linh – Hà Đông

Phó thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu UBND TP Hà Nội chủ trì, rà soát kỹ kế hoạch, phương án vận hành khai thác dự án và phê duyệt kế hoạch vận hành để sẵn sàng tiếp nhận, vận hành khai thác giai đoạn đầu đường sắt đô thị tuyến Cát Linh – Hà Đông.
Lý do nào khiến Facebook, Google và nhiều đại gia khác từng đổi tên công ty?

Lý do nào khiến Facebook, Google và nhiều đại gia khác từng đổi tên công ty?

Việc Facebook đổi tên thành Meta xuất phát từ nhiều lý do. Tuy nhiên, theo nhiều nhà phân tích, lý do lớn nhất có thể là bởi thương hiệu Facebook đang gắn liền với các bê bối thời gian qua.
Dự án TMS Homes Wonder World: Rao bán khi chưa đủ điều kiện pháp lý, khách hàng cần cẩn trọng

Dự án TMS Homes Wonder World: Rao bán khi chưa đủ điều kiện pháp lý, khách hàng cần cẩn trọng

Rao bán dự án khi chưa đủ điều kiện pháp lý theo quy định pháp luật, nhập nhèm các pháp nhân ký hợp đồng, dự án TMS Land Đầm Cói (tên thương mại TMS Homes Wonder World) do Công ty CP TMS bất động sản (TMS Land - thành viên của TMS Group) làm chủ đầu tư đang tồn tại một số rủi ro đáng lưu tâm.
Giao dịch trước thời gian công bố, Thư ký HĐQT HAS bị xử phạt

Giao dịch trước thời gian công bố, Thư ký HĐQT HAS bị xử phạt

Mới đây, UBCKNN đã ban hành quyết định xử phạt đối với Thư ký HĐQT Công ty cổ phần HACISCO (mã chứng khoán: HAS) vì vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.
Cafe Khởi nghiệp