Theo các nhà phân tích tại Capital Economics, các biện pháp trừng phạt được thảo luận có thể làm giảm 1% tổng GDP của Nga. Tuy nhiên, các biện pháp mang tính răn đe hơn như ngăn chặn Nga khỏi SWIFT có thể làm giảm 5% sản lượng kinh tế.
Theo các nhà phân tích tại Capital Economics, các biện pháp trừng phạt được thảo luận có thể làm giảm 1% tổng GDP của Nga. Tuy nhiên, các biện pháp mang tính răn đe hơn như ngăn chặn Nga khỏi SWIFT có thể làm giảm 5% sản lượng kinh tế.
Ngày 23/2, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố một loạt biện pháp trừng phạt “đợt đầu tiên” đối với Nga nhằm vào 2 tổ chức tài chính, nợ công và giới tinh hoa của nước này.
Nhà Trắng cũng áp đặt trừng phạt đối với 2 vùng lãnh thổ ly khai ở miền Đông Ukraine mà ông Putin công nhận độc lập. Những biện pháp này chủ yếu mang tính tượng trưng và không gây nhiều rủi ro cho nền kinh tế Nga.
Bên cạnh VEB và Ngân hàng Quân đội của Nga, mục tiêu của Mỹ cũng có thể nhằm vào các ngân hàng lớn nhất tại Nga với mục tiêu loại họ khỏi hệ thống tài chính toàn cầu, đồng thời kiểm soát việc xuất khẩu cũng là một hình phạt mang tính răn đe hơn của Mỹ nhắm vào Nga.
Đây là biện pháp có thể ngăn cản Nga nhập khẩu điện thoại thông minh và linh kiện ô tô quan trọng, gây thiệt hại nghiêm trọng cho các ngành công nghiệp của nước này.
Hơn nữa, hành động Đức hiện ngừng cấp phép đường ống Nord Stream 2 được coi là động thái mạnh mẽ nhất từ trước đến nay đã chỉ ra rằng châu Âu sẵn sàng nhắm vào lĩnh vực khổng lồ của Nga là năng lượng.
Phần lớn nguồn thu xuất khẩu của Nga đến từ sản phẩm khoáng sản như dầu mỏ, khí đốt tự nhiên và than đá. Sự phụ thuộc này khiến xuất khẩu năng lượng trở thành mục tiêu hấp dẫn của các lệnh trừng phạt. Hơn 1/3 lượng khí tự nhiên nhập khẩu của Đức phụ thuộc vào Nga. Nhưng Đức đã bất ngờ tạm dừng kế hoạch vận hành đường ống Nord Stream 2 dù dự án sẽ làm tăng xuất khẩu khí đốt từ Nga sang Đức.
Ông Biden từng đe dọa sẽ kết liễu đường ống dẫn khí này nếu Nga xâm lược Ukraine.
Tuy EU vẫn là đối tác thương mại lớn nhất, Moscow đã bỏ nhiều công sức để đa dạng hóa, mở rộng quan hệ với Trung Quốc. Những nỗ lực này bao gồm mở đường ống dẫn khí lớn đến Trung Quốc trong 2019. Kể từ đó xuất khẩu khí tự nhiên sang Trung Quốc đã tăng nhưng vẫn tương đối nhỏ khi so với các khách hàng lớn khác của Nga.
Ngoài ra, việc loại Nga khỏi SWIFT cũng khiến các tổ chức tài chính gặp nhiều khó khăn trong việc gửi hoặc rút tiền ra khỏi Nga, gây cú sốc lớn cho các công ty Nga và khách hàng nước ngoài của họ đặc biệt là những người mua dầu và khí đốt bằng USD.
Đối với Mỹ và đồng minh châu Âu, loại trừ Nga ra khỏi hệ thống tài chính SWIFT sẽ là một trong những hình phạt tài chính nặng nề nhất, làm tổn hại kinh tế Ngay lập tức và trong thời gian dài. Động thái trên có thể cắt đứt Nga khỏi hầu hết giao dịch tài chính quốc tế, bao gồm lợi nhuận từ sản xuất dầu khí. Tiền bán dầu mỏ và khí đốt tương đương 40% ngân sách chính phủ Nga.
Phương Tây đã cân nhắc dùng đến lá bài SWIFT khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine vào năm 2014. Nhưng Moscow tuyên bố chặn Nga khỏi SWIFT đồng nghĩa với tuyên bố chiến tranh, và Mỹ cùng các đồng minh đã phải bỏ ý tưởng này.
Kể từ đó, Nga đã cố gắng phát triển hệ thống giao dịch tài chính riêng, nhưng không đạt được mấy thành công.
Moscow đang phải trả một cái giá quá đắt về tài chính do chính những hành động làm gia tăng căng thẳng giữa Nga - Ukraine, cụ thể đồng Rúp đã giảm sâu xuống mức thấp kỷ lục so với USD.
Chỉ số chứng khoán MOEX của Moscow đã giảm hơn 10% vào phiên thứ Hai, đẩy mức thua lỗ trong năm nay tính đến hiện tại lên khoảng 20%. Kết quả là, hơn 25 tỷ USD đã bị xóa sổ khỏi giá trị cổ phiếu Nga chỉ trong tuần này.
Các nhà phân tích tại JPMorgan Chase cho biết: “Chúng tôi kỳ vọng thị trường chứng khoán Nga sẽ tiếp tục giảm trong ngắn hạn. Ngân hàng Phố Wall đã hạ cấp chứng khoán Nga từ "trung lập" xuống "quá cân".”
Xem thêm: Thị trường chứng khoán tiếp tục chìm trong sắc đỏ do căng thẳng Nga - Ukraine
Theo các nhà phân tích tại Capital Economics, các biện pháp trừng phạt được thảo luận có thể làm giảm 1% tổng GDP của Nga. Tuy nhiên, các biện pháp mang tính răn đe hơn như ngăn chặn Nga khỏi SWIFT có thể làm giảm 5% sản lượng kinh tế.
Theo Capital Economics, nền kinh tế Nga vẫn đang ở một vị thế tốt hơn để có thể đối mặt với cú sốc tài chính. So với năm 2014, lệnh trừng phạt của phương Tây, song song với giá dầu giảm đã khiến GDP nước Nga giảm 2% và châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng tài chính.
Theo báo cáo từ Viện tài chính Quốc tế, kể từ năm 2014, Nga đã cắt giảm đáng kể việc sử dụng đồng USD trong các giao dịch tài chính.
Vàng và đồng Euro chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều so với đồng USD trong kho dự trữ của Nga. Nước này cũng có một số biện pháp bảo vệ kinh tế mạnh mẽ, chẳng hạn như khối lượng dự trữ ngoại tệ đạt 635 tỷ USD và tỷ lệ nợ trên GDP khá thấp – khoảng 18% vào năm 2021.
Chưa kể, Moscow đã thực hiện những bước đầu tiên để tạo ra hệ thống thanh toán quốc tế riêng, phòng trường hợp bị loại khỏi SWIFT.
Xem thêm: Lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 25/2