Lạm phát kèm suy thoái (tiếng Anh: Stagflation) là một điều kiện tăng trưởng kinh tế chậm và tỉ lệ thất nghiệp tương đối cao hoặc trì trệ kinh tế kèm theo giá cả tăng hoặc lạm phát.
Lạm phát kèm suy thoái (tiếng Anh: Stagflation) là một điều kiện tăng trưởng kinh tế chậm và tỉ lệ thất nghiệp tương đối cao hoặc trì trệ kinh tế kèm theo giá cả tăng hoặc lạm phát.
Lạm phát kèm suy thoái trong tiếng Anh là Stagflation. Lạm phát kèm suy thoái là một điều kiện tăng trưởng kinh tế chậm và tỉ lệ thất nghiệp tương đối cao, hoặc trì trệ kinh tế kèm theo giá cả tăng hoặc lạm phát. Nó cũng có thể được định nghĩa là lạm phát kèm giảm tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Xem thêm: Kinh tế kế hoạch hóa tập trung là gì? Bản chất và vai trò
Thuật ngữ "Lạm phát kèm suy thoái" lần đầu tiên được sử dụng bởi chính trị gia Iain Macleod trong thời kì căng thẳng kinh tế ở Anh vào những năm 1960 khi ông phát biểu tại Hạ viện. Vào thời điểm đó, ông đã phát biểu một mặt về lạm phát, mặt kia là suy thoái và gọi đó là "tình trạng trì trệ".
Sau đó, nó đã được sử dụng một lần nữa để mô tả thời kì suy thoái trong những năm 1970 sau cuộc khủng hoảng dầu mỏ, khi Hoa Kỳ trải qua một cuộc suy thoái làm cho 5/4 tổng sản phẩm quốc nội tăng trưởng âm. Lạm phát đã tăng gấp đôi vào năm 1973 và đạt hai con số vào năm 1974, thất nghiệp đạt 9% vào tháng 5/1975.
Xem thêm: Lời khuyên của Warren Buffett về đầu tư trong thời kỳ lạm phát cao
Chính vì sự khởi đầu của lạm phát kèm suy thoái đại diện cho sự thất bại lớn của các lí thuyết kinh tế thống trị thời bấy giờ, các nhà kinh tế kể từ đó đã đưa ra một số lập luận về cách lạm phát kèm suy thoái xảy ra hoặc làm thế nào để xây dựng lại các giới hạn của các lí thuyết kinh tế hiện có để giải thích hiện tượng này.
Một giả thuyết cho rằng hiện tượng kinh tế này xảy ra khi chi phí dầu tăng đột ngột làm giảm năng lực sản xuất của nền kinh tế. Vào tháng 10 năm 1973, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã ban hành lệnh cấm vận đối với các nước phương Tây. Điều này khiến giá dầu toàn cầu tăng mạnh, do đó làm tăng chi phí hàng hóa và góp phần làm tăng tỉ lệ thất nghiệp. Bởi vì chi phí vận chuyển tăng lên, việc sản xuất sản phẩm và đưa chúng lên kệ trở nên đắt đỏ hơn, giá cả tăng ngay cả khi công nhân đã nghỉ việc.
Xem thêm: Muốn ngừa lạm phát thì mua vàng, còn ham đầu cơ thì 'chốt' Bitcoin
Một lí thuyết khác chỉ ra là sự kết hợp của sự đình trệ và lạm phát là kết quả của chính sách kinh tế thực hiện kém. Qui định khắc nghiệt của thị trường, hàng hóa và lao động trong một môi trường lạm phát khác được nêu ra là có thể là nguyên nhân của lạm phát kèm suy thoái.
Một số ý kiến chỉ ra rằng các chính sách được đặt ra bởi cựu Tổng thống R. Nixon, có thể đã dẫn đến suy thoái kinh tế năm 1970. Nixon đã áp thuế vào hàng nhập khẩu và đóng băng tiền lương và giá cả trong 90 ngày để nỗ lực ngăn giá cả tăng. Cú sốc kinh tế đột ngột của tình trạng thiếu dầu và tăng giá nhanh đã xảy ra ngay khi các biện pháp kiểm soát của chính phủ được thiết lập dẫn đến hậu quả hỗn loạn kinh tế.
Các nhà kinh tế khác thì chỉ trích ý tưởng về mối quan hệ ổn định giữa lạm phát và thất nghiệp với lí do mọi người chỉ cần điều chỉnh hành vi kinh tế của họ với mức giá tăng hoặc là theo phản ứng hay kì vọng thay đổi chính sách tiền tệ. Do đó, giá cả tăng lên trong nền kinh tế để phản ứng với chính sách tiền tệ mở rộng, tỉ lệ thất nghiệp có thể tăng hoặc giảm bởi những cú sốc trong nền kinh tế.
Trong khi đó, nhà đô thị học và tác giả Jane Jacobs tin rằng để tránh hiện tượng lạm phát kèm suy thoái thì một quốc gia cần cung cấp một động lực để phát triển "các thành phố thay thế nhập khẩu" - đó là các thành phố cân bằng nhập khẩu với việc sản xuất. Sự đồng tình về lạm phát kèm suy thoái giữa hầu hết các nhà kinh tế, tài chính và các nhà hoạch định chính sách về cơ bản là xác định lại ý nghĩa của thuật ngữ lạm phát trong thời kì của hệ thống tiền tệ và tài chính hiện đại. Mức giá liên tục tăng và sức mua của tiền giảm, tức là lạm phát, chỉ được coi là điều kiện cơ bản, bình thường trong nền kinh tế, xảy ra ngay cả trong thời kì tăng trưởng kinh tế cũng như trong suy thoái.
Xem thêm: Lời khuyên về chiến lược đầu tư trong thời kỳ lạm phát
Các nhà kinh tế và các nhà hoạch định chính sách thường cho rằng giá sẽ tăng và chủ yếu tập trung vào việc tăng hay giảm lạm phát hơn là bản thân lạm phát. Các giai đoạn gia tăng của lạm phát kèm suy thoái trong những năm 1970 có thể là một ghi chú lịch sử ngày hôm nay nhưng kể từ đó lạm phát kèm suy thoái và mức giá tăng cao theo một nghĩa nào đó tạo nên sự bình thường mới trong thời kì suy thoái kinh tế.